Xây dựng và hoàn thiện các chính sách và văn bản pháp lý liên quan đến KSON

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 37 - 43)

III. Nội dung Kế hoạch hành động KSON tỉnh Quảng Nam

3.3.1Xây dựng và hoàn thiện các chính sách và văn bản pháp lý liên quan đến KSON

đến KSON tỉnh Quảng Nam

Hành động 1: Xây dựng, hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực kiểm soát ô

nhiễm môi trường

Chính sách liên quan đến KSON của Quảng Nam cần tập trung vào: • Ngăn ngừa ô nhiễm thông qua việc xây dựng và tuân thủ

những tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam đối với các chất gây ô nhiễm, tiếp cận với các tiêu chuẩn của các quốc gia khác trong khu vực;

• Phòng ngừa ô nhiễm thông qua việc tăng cường năng lực quản lý, đầu tư, cưỡng chế tuân thủ pháp luật và triển khai các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải nguy hại • Áp dụng công nghệ sạch và công nghệ mới với những thiết

bị giảm ô nhiễm và triển khai hệ thống xử lý chất thải phù hợp tại các cơ sở sản xuất;

• Khai thác bền vững các nguồn tài nguyên;

• Quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững khu sinh thái và đô thị nông thôn.

• Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục công tác phòng ngừa ô nhiễm cho cộng đồng;

• Sáng kiến, khuyến khích kinh tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường;

• Thu thuế, thu phí đối với các loại chất thải; • Quản lý chất thải từ các khu công nghiệp; • Quản lý ô nhiễm từ các làng nghề;

• Thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải và phục hồi môi trường

• Xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn tại nguồn; Các công việc chính của hành động này bao gồm:

• Rà soát đánh giá chính sách hiện hành của quốc gia, địa phương liên quan đến KSON, xác định vấn đề, bất cập, khe hở

• Phân tích nhu cầu, cơ hội của Quảng Nam

• Lập kế hoạch hoàn thiện và xây dựng chính sách KSON tại Quảng Nam • Triển khai kế hoạch

Hành động 2: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định và văn bản quy

phạm pháp luật về KSON

Cần xem xét việc xây dựng và ban hành các văn bản về các lĩnh vực sau: • Quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các quy

hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển

• Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở sản xuất và dịch vụ có sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc có nguồn thải;

• Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai thực hiện dự án đầu tư.

• Quản lý chất thải từ nguồn

• Tiêu chuẩn khí thải, nước thải đối với những lĩnh vực, vùng nhạy cảm, đặc thù;

• Rà soát, đánh giá các quy định hiện hành của Tỉnh liên quan đến KSON, các văn bản pháp lý của Trung ương và Tỉnh về KSON; xác định vấn đề, bất cập, khe hở

• Phân tích nhu cầu hoàn thiện các quy định • Đề xuất hoàn thiện các quy định

• Tổ chức ban hành các quy định mới/thay thế

3.3.2 Xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến quản lý chất thải và công tác KSON

Hành động 1 : Phân vùng sử dụng bền vững các nguồn nước mặt, nước ngầm

Nội dung phân vùng có thể được lồng ghép trong các chương trình dự án liên quan khác, như quy hoạch sử dụng lưu vực sông, hay quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Điều quan trọng là có được sự phân chia các khu vực (một cách tương đối) phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH và bảo vệ môi trường của Tỉnh, kèm theo khung thể chế để thực hiện phân vùng; từ đó các chính sách, quy định, hành động KSON cụ thể được xây dựng và triển khai một cách hệ thống, toàn diện và bài bản.

Các nội dung chính của hành động này bao gồm:

• Rà soát các nguồn nước trên địa bàn Tỉnh (các khía cạnh tài nguyên nước và chất lượng các nguồn nước, nhu cầu sử dụng, khai thác);

• Rà soát các vấn đề về thể chế liên quan đến quản lý các nguồn nước; • Lập sơ đồ hiện trang sử dụng các nguồn nước

• Lập ma trận mâu thuẫn, xác định các bất cập chồng chéo trong quản lý sử dụng các nguồn nước

• Phân loại các vùng sử dụng nguồn nước;

• Đề xuất sơ đồ phân vùng sử dụng bền vững các nguồn nước • Đề xuất khung hệ thống quy định phân vùng

• Đề xuất Khung thể chế để triển khai phân vùng • Tham vấn, hoàn thiện, phê duyệt

• Triển khai phân vùng.

n h đ ộ ng 2 : Xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải

rắn

Tỉ lệ thu gom, xử lý rác thải ở Quảng Nam còn rất thấp so với nhiều địa phương khác trong cả nước (75% rác thải sinh hoạt ở khu vực đô thị, 80% rác thải công nghiệp, 90% rác thải y tế ở khu vực đô thị và 30% ở khu vực nông thôn, tỉ lệ rác thải sinh hoạt thu gom ở khu vực nông thôn rất thấp). Tại Quảng

Nam việc phân loại, xử lý, các loại chất thải rắn chưa được chú ý. Chưa có quy hoạch các bãi chôn lấp một cách tổng thể... Do vậy, cần có một kế hoạch mang tính tổng thể quản lý chất thải rắn từ khi phát sinh, vận chuyển đến khâu xử lý, bao gồm cả phân loại, tái sử dụng, tái chế,... Có như vậy các vấn đề về chất thải rắn ở Quảng Nam mới được giải quyết một cách bài bản. Những công việc chính của hành động này bao gồm:

• Rà soát, đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh • Xác định, phân tích các vấn đề

• Xác định mục tiêu, nội dung các hoạt động của Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn

• Xác định cơ chế triển khai Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn • Tham vấn, hoàn thiện, phê duyệt Kế hoạch

• Triển khai Kế hoạch

Cần lưu ý rằng để Kế hoạch được triển khai hiệu quả, các bước tham vấn hoàn thiện, phê duyệt là rất quan trọng. Việc triển khai Kế hoạch sẽ căn cứ vào tính ưu tiên của các hoạt động, năng lực của địa phương kế cả tính khả thi về tài chính.

Những hoạt động quan trọng cần lưu ý trong Kế hoạch là:

• Quy hoạch các bãi rác, đảm bảo sự an toàn lâu dài của môi trường; cải tạo, nâng cấp bãi rác cũ và đầu tư xây dựng bãi rác mới theo hướng bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

• Khuyến khích hoạt động tái chế, tái sử dụng rác thải, hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp.

• Phát triển cơ sở hạ tầng môi trường, các dịch vụ vệ sinh môi trường công cộng

• Cải tạo và xây dựng mới các công trình xử lý rác thải y tế, rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại.

• Xây dựng các nhà máy chế biến phân compost.

• Hoàn thiện chính sách đầu tư môi trường, thu hút đầu tư của khối tư nhân và các cộng đồng vào xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ môi trường.

• Nâng cao ý thức của người dân, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất trong việc giữ gìn vệ sinh, môi trường tại thành phố, nông thôn.

Hành động 3: Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước

thải tạiừ các khu, cụm công nghiệp

Hành động này có thể được tiến hành riêng cho Khu kinh tế mở Chu Lai, các khu công nghiệp hiện tại (Tam Anh, Điện Nam, Điện Ngọc, Thuận Yên), các khu công nghiệp theo quy hoạch phát triển của Tỉnh (như An Hòa - Nông

huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Quế Sơn, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, TP. Hội An, Tam Kỳ...

Đối với các khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động hiện nay, nội dung chính của hành động này bao gồm:

• Rà soát hiện trạng, quy hoạch phát triển khu cụm CN

• Rà soát, đánh giá nguồn thải, chất thải, thải lượng tại khu, cụm CN • Rà soát thiết kế và hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải • Dự báo chất thải, thải lượng

• Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ khu, cụm công nghiệp

• Triển khai xây dựng, điều chỉnh quy hoạch.

Với các khu, cụm công nghiệp mới, hành động này được lồng ghép ngay vào bước đầu hình thành khu, cụm công nghiệp và được xây dựng dựa trên:

• Phân tích nhu cầu, tiềm năng phát triển khu, cụm CN

• Phân tích khả năng sinh chất thải (nguồn thải, chất thải, thải lượng)

• Phân tích điều kiện công nghệ và khả năng cung cấp các dịch vụ môi trường

Hành động 4: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh

hoạt đô thị

Phải quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị sao cho không bị úng ngập và đảm bảo vệ sinh an toàn cho cộng đồng. Từng bước thực hiện xử lý nước thải khu vực thành phố Tam Kỳ, Hội An, sau đó là các thị xã thị trấn khác, đảm bảo TCVN 5945-2005; TCVN 6772 - 2000 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Mức độ áp dụng của tiêu chuẩn sẽ được xem xét, tùy thuộc vào dân số trong khu vực và mục tiêu sử dụng nguồn nước mặt tại địa phương.

Đối với thoát và xử lý nước thải, tại các đô thị cũ, sẽ từng bước tách 2 hệ thống (thoát nước mưa và nước thải) thông qua việc cải tạo đường ống hoặc xây dựng giếng tách tràn. Tại các khu đô thị mới, tách 2 hệ thống ngay từ ban đầu hoặc chừa quỹ đất tách 2 hệ thống sau này.

Nội dung chính của hành động này bao gồm:

• Rà soát hiện trạng, quy hoạch phát triển đô thị

• Rà soát, đánh giá nguồn thải, chất thải, thải lượng từ khu đô thị • Rà soát thiết kế và hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước

thải

• Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ khu đô thị

• Triển khai việc hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải Với các khu đô thị mới, hành động này được lồng ghép ngay vào bước đầu hình thành khu đô thị và được xây dựng dựa trên:

• Phân tích nhu cầu, tiềm năng phát triển khu đô thị

• Phân tích khả năng sinh chất thải (nguồn thải, chất thải, thải lượng)

• Phân tích điều kiện công nghệ và khả năng cung cấp các dịch vụ môi trường.

Hành động 5: Xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý chất thải làng nghề

Quảng Nam có một số loại hình làng nghề truyền thống như:

• Làng nghề ươm tơ, dệt lụa: Châu Hiệp, Duy Xuyên (HTX ươm dệt thị trấn Nam Phước), Bảo An (HTX Điện Quang); các cơ sở Đông Yên, Thi Lai, Giao Thủy, Trung Phước vừa sản xuất tập trung vừa hỗ trợ các hộ sản xuất ươm tơ thủ công.

• Làng nghề dệt vải: ở Duy Trinh, Nông Sơn, thị trấn Nam Phước • Làng nghề dệt thổ cẩm: tại các huyện miền núi như Đông Giang,

Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My.

• Làng nghề gốm sứ mỹ nghệ: Làng gốm Thanh Hà (Hội An); các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn

• Làng đúc nhôm đồng Phước Kiều

• Làng mộc Kim Bồng (thành phố Hội An)

• Ngoài ra, một số nghề thủ công khác cũng phát triển trên đất Quảng Nam như nghề mây tre đan: ở Tam vinh (Tam Kỳ), An Thanh (Điện Thắng, Điện Bàn); sản xuất chữ tre ở Hội An; đan tre ở Đại Lộc, Thăng Bình...; dệt chiếu ở Thạch Tân, Bàn Thạch và Triêm Tây, Cẩm Kim (thuộc huyện Duy Phước); chế biến thủy sản (nước mắm, cá, tôm khô); chế biến trà hương, đóng sửa tàu thuyền, sản xuất trống da Lâm Yên, sản xuất nón lá...

Hiện tại cơ cấu kinh tế xã hội của các làng nghề thủ công tại Quảng Nam còn yếu kém. Tuy nhiên, Quảng Nam cũng đã có quy hoạch phát triển các làng nghề, song song với việc phát triển các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất quy mô vừa. Như vậy một kế hoạch quản lý chất thải làng nghề cần được ra đời nhằm khắc phục những vấn đề ô nhiễm hiên nay từ các làng nghề (mặc dù chưa phải nổi cộm) và đáp ứng sự phát triển của khối này trong tương lai. Các hành động KSON môi trường làng nghề sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

• Rà soát, đánh giá tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề và việc tuân thủ công tác BVMT của các làng nghề;

• Rà soát hiện trạng quy hoạch phát triển các làng nghề • Đề xuất kế hoạch quản lý chất thải từ các làng nghề

• Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải, tự quan trắc/giám sát môi trường cho các cơ sở làng nghề; • Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng.

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 37 - 43)