Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 47 - 50)

III. Nội dung Kế hoạch hành động KSON tỉnh Quảng Nam

3.3.6 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ có thể thành công nếu xuất phát từ hành động đúng đắn của con người. Tất cả các hành động đều chịu sự chi phối từ quá trình nhận thức và ý thức. Hiện nay ý thức của người dân Quảng Nam về việc bảo vệ môi trường vẫn còn thấp; tình trạng vứt rác bừa bãi, xả các chất thải xuống sông, kênh, gây ô nhiễm môi trường vẫn còn khá phổ biến. Do đó công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm là một trong những giải

pháp hiệu quả và bền vững nhất. Tuyên truyền nâng cao nhận thức là công cụ để thu hút sự ủng hộ và tham gia của công chúng về công tác bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng có thể thực hiện thông qua việc:

a. Lồng ghép nội dung giáo dục về môi trường và ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm vào trong trường học

Các chương trình giáo dục môi trường cần bắt đầu từ bậc học mầm non và kéo dài liên tục cho đến các cấp học sau này. Quá trình đào tạo, giáo dục sớm và liên tục sẽ rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường và nếp sống văn minh từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Mức độ và khối lượng kiến thức sẽ được nghiên cứu và xây dựng linh hoạt, phù hợp với từng độ tuổi và bậc học khác nhau. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam và các trường học có thể áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng bậc học:

• Với bậc học từ mầm non và cấp 1: cung cấp các kiến thức đơn giản về như giữ gìn vệ sinh chung, khuyến khích tham gia làm sạch đường phố, trường lớp; khơi dậy tình yêu thiên nhiên, môi trường sống; tổ chức các trò chơi, các cuộc thi vẽ tranh mang tính giáo dục về môi trường.

• Với bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông: lồng ghép vào chương trình học của học sinh các kiến thức về môi trường như: vai trò, tầm quan trọng của các hệ sinh thái, nhu cầu về bảo tồn thiên nhiên, nguy cơ và hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra; tổ chức các hoạt động ngoại khóa tham quan, các chiến dịch làm vệ sinh, trồng cây gây rừng...; tổ chức các cuộc thi, giao lưu tìm hiểu về môi trường và bảo vệ môi trường sống. • Với bậc đại học: tổ chức các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi

trường, các cuộc thi học thuật, các diễn đàn liên quan…

Để công tác giáo dục đạt kết quả, cần phải thực hiện thường xuyên, có tổ chức đánh giá thi đua khen thưởng nhằm kịp thời động viên khuyến khích, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích.

b. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân

• Tăng cường tuyên truyền kiến thức về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung là các phim tài liệu, phóng sự, các buổi phỏng vấn về tình hình ô nhiễm môi trường hay buổi tư vấn về Luật Môi trường. Phương tiện thông tin đại chúng có thể là báo, đài phát thanh, đài truyền hình quốc gia và địa phương.

tuyên truyền, vận động về công tác bảo vệ môi trường; phát động phong trào xanh và sạch trong địa bàn toàn tỉnh.

• Tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, ý thức về an toàn lao động; thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, nâng cao nhận thức cho ban quản lý các khu sản xuất chấp hành các quy định, luật định về bảo vệ môi trường. • Giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân trong công tác sử

dụng hợp lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; bón phân và phun thuốc trừ sâu đúng loại, đúng liều lượng; khuyến khích bón phân hữu cơ có lợi cho đất, sản xuất rau và thực phẩm sạch.

Để triển khai truyền thông có hiệu quả, phải xây dựng một Kế hoạch truyền thông với mục tiêu là tăng cường nhận thức, kiến thức của nhân dân về môi trường và KSON, hỗ trợ làm thay đổi hành vi của các bên liên quan và khuyến khích sự tham gia tích cực của họ, để có sự ủng hộ và đồng thuận trong quá trình triển khai các hành động KSON sau này. Đây là một kế hoạch truyền thông mang tính tổng hợp, cần được tiến hành lâu dài, có tổ chức, mạng lưới, được điều chỉnh trong quá trình thực hiện dưới sự chỉ đạo của Sở TN&MT.

Như vậy Kế hoạch cần được xây dựng và triển khai có sự phối hợp của các sở, ngành, cơ quan liên quan như Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Du lịch, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Công ty Môi trường Đô thị, Trung tâm Nước sạch & Vệ sinh Môi trường... Có thể đưa ra các hành động sau (chúng có quan hệ với nhau, đặc biệt là về tiến độ thời gian thực hiện):

Hành động 1: Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông (tổng hợp)

• Đánh giá thực trạng truyền thông tỉnh Quảng Nam • Phân tích nhu cầu truyền thông

• Đề xuất kế hoạch ttruyền thông • Đề xuất cơ chế thực hiện

• Triển khai

• Đánh giá, hoàn thiện

Hành động 2: Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên

• Thành lập

• Đào tạo mạng lưới

• Phát triển mạng lưới

Hành động 3: Phát động các hoạt động phong trào cộng đồng bảo vệ MT (như

• Xác định hoạt động phù hợp (đặc biệt là phù hợp với sự giác ngộ của người dân)

• Lập kế hoạch chi tiết và triển khai • Đánh giá, quảng bá kết quả

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 47 - 50)