Ngăn ngừa, giảm thiể uô nhiễm

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 52 - 54)

III. Nội dung Kế hoạch hành động KSON tỉnh Quảng Nam

3.3.8 Ngăn ngừa, giảm thiể uô nhiễm

Hành động 1: Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm từ các trang trại gia súc, gia cầm

Chất thải nông nghiệp từ các ngành nghề chăn nuôi gia cầm ở nông thôn chiếm một tỷ trọng lớn tại các tỉnh. Các chất thải này có tác động không nhỏ tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ khu vực này. Hành động này nhằm làm giảm tác động tới môi trường xung quanh từ sự phát sinh chất thải của động vật với số lượng lớn. Các nội dung tập trung vào:

• Quản lý và Quy hoạch phát triển các trang trại gia súc, gia cầm;

• Xây dựng các mô hình tái sử dụng chất thải (hầm biogas); sử dụng làm phân bón;

• Thiết lập và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; • Nâng cao nhận thức cộng đồng;

• Thiết lập kế hoạch quan trắc môi trường theo hình thức tự động hoặc tự quản.

Hiện tại nhiều địa phương, các lò giết mổ được xem như là các vần đề nghiêm trọng. Các hành động để KSON các cơ sở này ở các địa phương nên tập trung vào:

• Quy hoạch khu giết mổ hợp lý;

• Đầu tư phát triển công nghệ giết mổ sạch;

• Tăng cường kiểm soát, kiểm dịch gia súc đầu vào, đầu ra; • Thu gom và xử lý chất thải;

Hành động 2: Quản lý sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu

Nếu phân bón và các vật liệu thải hữu cơ khác không được quản lý tốt, chúng có thể sẽ trở thành 1 nguồn ô nhiễm đáng kể cho hệ thống nước chảy ra sông và hồ, hoặc ngấm xuống nước ngầm. Trong tương lai Quảng Nam cần xem xét xây dựng các nội dung KSON cho lĩnh vực này và nên tập trung vào các vấn đề:

• Quy định quản lý theo loại phân bón;

• Tổ chức quản lý phân bón theo nhu cầu và quy mô khu vực nông nghiệp;

• Xây dựng, ban hành và tổ chức các kỹ thuật bón phân;

• Thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt và nước ngầm;

• Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thu gom, xử lý bao bì chứa phân; quy định khu vực rửa các dụng cụ, thiết bị bón phân.

• Đẩy mạnh tập huấn áp dụng công nghệ mới, phù hợp;

Hành động 3: Lập và triển khai kế hoạch tái chế, tái sử dụng chất thải rắn

Hành động này có thể xem là một hợp phần trong Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn. Mục đích của nó là:

• Giảm thiểu lượng CTR phát sinh và tận thu tối đa các phế liệu tái chế từ CTR, qua đó giảm khối lượng chôn lấp, giảm ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp;

• Nâng cao năng lực kinh doanh và điều kiện lao động của khối tư nhân trong hoạt động tái chế chất thải;

• Tăng thu hồi chi phí;

• Góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các lĩnh vực chính cần quan tâm trong hành động bao gồm: • Xử lý tập trung chất thải hữu cơ bằng ủ sinh học

• Quản lý kinh doanh chính thống các phế liệu tái chế không hữu cơ từ chất thải rắn đô thị

• Cải thiện vận hành của hệ thống thu hồi tái chế không chính thống/qui mô nhỏ

• Tập huấn, tuyên truyền về thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn cho người dân và doanh nghiệp.

Hành động 4. Kiểm soát chất thải nguy hại

Mục tiêu của hành động:

• Quản lý được các sơ sở sản xuất sinh chất thải nguy hại.

• Tăng tỷ lệ phần trăm thu gom/ lưu giữ theo phương thức hợp lý chất thải nguy hại phát sinh

• Tăng tỷ lệ phần trăm chất thải nguy hại được tái chế và tái sử dụng • Giảm số lượng công nhân bị nhiễm các hoá chất và chất thải nguy hại. Các nội dung chính cần quan tâm như sau:

• Giảm thiểu sự phát sinh chất thải ngay tại nguồn

• Khuyến khích và cưỡng chế áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

• Quản lý vận chuyển an toàn CTNH • Xử lý và tiêu huỷ CTNH

• Phòng ngừa, ô nhiễm, rủi ro và sự cố môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng & môi trường sống

• Áp dụng chính sách ưu đãi để lôi cuốn sự tham gia của khối tư nhân trong xử lý CTNH.

Hành động 5. Kiểm soát chất thải y tế

Mục tiêu của hành động là:

• Quản lý được nguồn chất thải từ các sơ sở y tế

• Thu gom, xử lý hiệu quả chất thải y tế, giảm thiểu tác động đến môi trường và con người

Các nội dung chính trong kế hoạch hành động kiểm soát chất thải y tế như sau:

• Phân loại thành phần nguy hại và không nguy hại của chất thải rắn y tế ngay tại nguồn

• Lưu giữ và đốt chất thải y tế nguy hại

• Yêu cầu sử dụng lò đốt/bãi chôn lấp phù hợp đối với chất thải y tế • Tuân thủ các điều khoản của qui chế quản lý chất thải y tế

• Tăng cường năng lực cho các cơ quan liên quan.

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 52 - 54)