Các quan tâm về chất lượng môi trường trong tương lai

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 33 - 36)

II. Cơ sở để xây dựng KSON tỉnh Quảng Nam

2.4Các quan tâm về chất lượng môi trường trong tương lai

Trong tương lai, Quảng Nam định hướng tập trung tăng mạnh sản xuất công nghiệp và dịch vụ, kèm theo đó là phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông.

Trong giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung đẩy mạnh, phát triển các một số ngành công nghiệp sau đây:

• Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng 25%/năm; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm; sản xuất đồ uống, như: bia, nước giải khát, nước khoáng.

• Công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 15 – 16,5%/năm với các loại sản phẩm chủ yếu như đá xây dựng, than, bột thạch anh, cát khuôn đúc, Felspat; nghiên cứu, khai thác, sử dụng nguồn khoáng sản phóng xạ (Uranium) tại Quảng Nam.

• Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt nhịp độ tăng trưởng khoảng 19 – 25%/năm với các loại sản phẩm chủ yếu như: xi măng, gạch, ngói, đá ốp lát, kính tấm xây dựng.

• Ngoài ra, các ngành công nghiệp khác như dệt – may – da – giày, cơ khí, điện tử cũng sẽ được chú trọng.

Quảng Nam cũng chú trọng phát triển làng nghề và các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp: tập trung vào việc phục hồi, nâng cao khả năng sản xuất của các ngành nghề thủ công truyền thống như ươm tơ dệt lụa ở Duy Trinh (Duy Xuyên), các xã ven sông Thu Bồn, một số điểm ở Điện Bàn, Đại Lộc, đúc đồng, nhôm ở Điện Bàn; sành sứ La Tháp; gốm Thanh Hà; các làng nghề dệt may, sản xuất gạch ngói, gia công đồ gỗ… Song song, nhiều lĩnh vực kinh tế cũng được chú trọng phát triển như chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

Với quy mô phát triển như hiện nay, Quảng Nam nhìn chung chưa phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nan giải. Song việc chuẩn bị cho các mục tiêu phát triển trong thời gian tới sẽ có nhiều thách thức. Các quan tâm về môi trường cũng đã được đặt ra trong định hướng phát triển bền vững tỉnh Quảng nam, đặc biệt là:

• Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường. Chú trọng giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế và các khu đông dân cư. Chỉ tiêu đặt ra là tỷ lệ khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt 100% vào năm 2015.

• Phân bố các nhà máy về các khu vực nông thôn để góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo sự đồng đều giữa các địa bàn.

• Xử lý chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư ở nông thôn, đồng thời hạn chế nạn chặt phá rừng lấy củi bằng việc áp dụng công nghệ sử dụng Biogas.

• Nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước tại các khu công nghiệp và thị xã, thị trấn tiếp tục đầu tư công trình nước sạch tại các trung tâm huyện lỵ. Phấn đấu đến đến năm 2010 đạt 90% hộ được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt. Đảm bảo mục tiêu đến 2015, 85% dân số nông thôn được cấp nước sạch, với mức 40-80 lít/người/ngày và 100% dân số đô thị với mức 150 - 300 lít/người/ngày; đảm bảo đủ nhu cầu nước cho các công trình công nghiệp, dịch vụ.

• Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường đồng thời gắn liền phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững • Tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ nuôi cấy mô, tế bào,

chất lượng giống góp phần tăng năng suất sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

• Phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống ở khu vực nông thôn, ven đô thị, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lấn với các trung tâm thị xã, thị trấn, khu dân cư.

• Sử dụng khai thác hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở các lưu vực sông.

• Nâng cao nhận thức về môi trường, chú trọng biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Một số hoạt động ưu tiên thực hiện nhằm giảm ô nhiễm và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại ở đô thị trong tỉnh đã được đề cập đến, trong đó có:

• Xúc tiến đầu tư xây dựng một số nhà máy xử lý rác thải y tế ở một số bệnh viện tuyến tỉnh và huyện.

• Phân loại chất thải rắn tại nguồn, bước đầu phân loại chất thải rắn sinh hoạt để thuận lợi cho việc xử lý thành phân bón hữu cơ. Mở rộng và tăng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị hiện có để tăng phạm vi phục vụ, nâng cao năng suất lao động của công nhân và máy móc.

• Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn mới tại xã Tam Xuân II để chôn lấp phế thải rắn trơ của nhà máy xử lý rác, phần trơ của rác thải sinh hoạt, rác y tế và công nghiệp, chất thải xây dựng của các huyện phía Nam thị xã Tam Kỳ và Khu Kinh tế mở Chu Lai cho giai đoạn 2008-2020. • Xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại bằng công nghệ chôn lấp đặc

biệt ngay tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tiến hành qui hoạch một số địa điểm cho việc xây dựng các khu chôn lấp trên địa bàn tỉnh.

• Tăng cường công tác quan trắc, kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất, đặc biệt là đối với các nguồn thải chính, có nguy cơ ô nhiễm cao và những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

• Đẩy mạnh công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

• Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, xây dựng và triển khai các dự án, đề tài về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có kế hoạch hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tái chế chất thải.

Trong số các chương trình trọng điểm ưu tiên đến 2010, đặc biệt có 2 chương trình liên quan trực tiếp đến công tác KSON, đó là:

• Chương trình nước sạch sinh hoạt • Chương trình xử lý nước thải, chất thải

Tuy nhiên, các dự án trọng điểm đề xuất trong các chương trình trọng điểm thì vẫn chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất (vật liệu xây dựng), lắp ráp ô tô, xây dựng đường, hạ tầng cơ sở và các khu du lịch. Các dự án về môi trường chưa được đặt ra một cách cụ thể và triển khai kịp thời. Nhiều văn bản quan trọng liên quan đến KSON chưa được hình thành. Ví dụ, chiến lược bảo vệ môi trường hay chương trình quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam mới được bắt đầu xây dựng.

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 33 - 36)