Tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi trường

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 45 - 47)

III. Nội dung Kế hoạch hành động KSON tỉnh Quảng Nam

3.3.4Tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi trường

Đây là công việc được thực hiện một cách thường xuyên và định kỳ giúp cho việc xác định các điểm, khu vực ô nhiễm, sự cố môi trường, từ đó các nhà quản lý xây dựng các giải pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý kịp thời. Các hành động mà các địa phương có thể quan tâm và lựa chọn gồm:

Hành động 1: Xây dựng và triển khai chương trình quan trắc môi trường tổng hợp

• Phân tích hiện trạng quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh • Phân tích nhu cầu và năng lực quan trắc môi trường của Tỉnh • Xác định mạng lưới quan trắc (trạm điểm, thông số, tần suất...) • Xác định yêu cầu phân tích và đảm bảo chất lượng dữ liệu

(QA/QC)

• Đề xuất cơ chế thực hiện lưu ý đến việc tăng cường năng lực và khả năng điều phối phối hợp trong quan trắc

• Xây dựng và triển khai quan trắc thử nghiệm

• Đánh giá hoàn thiện chương trình quan trắc tổng hợp

Hành động 2: Xây dựng mạng lưới trạm quan trắc tự động môi trường nước và

Hành động này được xác định trên cơ sở hành động 1 nêu trên và tập trung vào vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở trạm quan trắc. Nội dung chính của hành động gồm:

• Nghiên cứu lựa chọn điểm cụ thể đặt trạm và trung tâm xử lý kết quả quan trắc tự động

• Lập dự án khả thi

• Đầu tư, xây dựng

Hành động 3: Xây dựng và triển khai cơ chế giám sát cơ động môi trường nước

và không khí

Để tăng cường sự giám sát - quan trắc môi trường tại các cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh, việc thiết lập đơn vị giám sát - quan trắc cơ động là hết sức cần thiết. Đơn vị có thể được hoạt động nhờ các tải hoặc xe chuyên dụng. Thường thì đơn vị được trang bị một phòng thí nghiệm nhỏ và các thiết bị lấy mẫu. Nếu giới hạn tới các thông số giám sát cần thiết như BOD5, độ pH, vv…chi phí cho các đơn vị ở mức chấp nhận được và có thể được thực hiện ở địa phương. Các nội dung của hành động này thương gồm:

• Thiết lập hệ thống đường dây điện thoại nóng;

• Thành lập đội giám sát cơ động xử lý các tình huống; • Đầu tư trang thiết bị

• Tăng cường năng lực và đào tạo kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

Hành động 4: Củng cố năng lực phân tích môi trường

Phân tích môi trường có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho ta kết quả chính xác hay không, từ đó đưa ra các kết luận để phục vụ công tác quản lý. Cần nhận thức rằng không phải tất cả các phòng thí nghiệm đều có khả năng phân tích môi trường. Mặt khác cũng cần lưu ý tính pháp lý của các phòng phân tích. Như vậy một đánh giá năng lực các phòng thí ngiệm trên địa bàn Tỉnh phải được thức hiện (có thể tiến hành trong hành động 1 của nhóm này). Trước mắt có thể tập trung nâng cao năng lực phân tích phòng thí nghiệm cho Trung tâm quan trắc môi trường, thuộc Chi cục Môi trường Quảng Nam. Các nội dung cần quan tâm cho hành động này bao gồm:

• Phân tích năng lực của các phòng phân tích; • Xác định nhu cầu phân tích (các chỉ tiêu); • Đề xuất củng cố năng lực

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 45 - 47)