Tạo nguồn tài chính

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 62 - 90)

IV Tổ chức thực hiện Kế hoạch

4.6 Tạo nguồn tài chính

Kinh phí KSON chủ yếu được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp cho Tỉnh. Tuy nhiên, cần khai thác hợp lý nguồn kinh phí này và lồng ghép với các nguồn kinh phí được phân bổ cho các hoạt động liên quan của Sở TN&MT và một số sở, ban ngành, cơ quan khác (ví dụ kinh phí cho điều tra khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu TN&MT, truyền thông môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường, quan trắc môi trường và nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực liên quan đến môi trường...).

Ngoài vốn từ ngân sách nhà nước, có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa phương, các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

KSON cần được lồng ghép chặt chẽ vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Song song với các hoạt động tăng cường năng lực kỹ thuật và thể chế, phải xây dựng một cơ chế tạo nguồn tài chính ổn định, để không chỉ duy trì chính hoạt động KSON mà còn để nó có thể hỗ trợ đắc lực việc giải quyết các vấn đề môi trường trên thực tế.

Đầu tư môi trường là một hoạt động hết sức quan trọng, hỗ trợ xây dựng cơ chế tạo nguồn tài chính bền vững, đảm bảo việc duy trì và triển khai hiệu quả các hành động KSON. Cần đầu tư vào các tiện ích, dịch vụ và công nghệ môi trường, mà nếu chỉ dựa vào đầu tư của nhà nước là chưa đủ và thiếu tính bền vững. Do vậy phải tìm kiếm đầu tư vào môi trường từ khối tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng. Cách tiếp cận mới, gọi là “sự cộng tác giữa khối nhà nước và khối tư nhân trong đầu tư môi trường”, cần được triển khai ở tất cả các cấp, dựa trên cơ sở, nguyên tắc sau:

• Sở hữu chung công trình, dự án; • Cam kết giữa các bên

• Đồng quản lý công trình, dự án.

Cần xác định các lĩnh vực, các hạng mục cần ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực cải thiện chất lượng môi trường, phù hợp với mục tiêu đặt ra của KSON.

Song song, quỹ môi trường cần được khai thác hiệu quả, sẽ là đòn bẩy cho việc thực hiện các cam kết chung về đầu tư cho các tiện ích, dịch vụ môi trường và KSON của các khối nhà nước và tư nhân.

Hợp tác quốc tế sẽ giúp Quảng Nam:

• Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tiếp nhận hỗ trợ tài chính và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ việc triển khai Kế hoạch;

• Tiếp cận đến các quy chuẩn khu vực và quốc tế về môi trường Quảng Nam đã có nhiều dự án chương trình quốc tế về lĩnh vực môi trường. Hợp tác này cần được tích cực mở rộng và củng cố, song song với việc tăng cường vai trò làm chủ của mình. Những hoạt động quan trọng trong mối hợp tác này cần được kể đến bao gồm:

• Tham gia mạng lưới các địa phương triển khai QLTHĐB Khu vực các biển Đông Á

• Thực hiện Chiến lược PTBV các Biển Đông Á, do Chương trình hợp tác khu vực PEMSEA xây dựng)

• Tham gia Chương trình môi trường Đan Mạch (DANIDA) về ô nhiễm công nghiệp và sản xuất sạch hơn

• Thực hiện Dự án Bảo tồn biển Cù Lao Chàm (DANIDA)

• Đặc biệt là tiếp tục tham gia Hợp phần kiếm soát ô nhiễm môi trường vùng đông đông dân cư nghèo tại tỉnh Quảng Nam (PCDA) trong khuôn khổ Chương trình hợp tác Việt Nam - Đa Mạch về môi trường.

4.8 Giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch

Giám sát việc thực hiện Kế hoạch là điều kiện quan trọng quyết định việc thực hiện thành công Kế hoạch. Giám sát và đánh giá giúp điều chỉnh và hoàn thiện các sản phẩm, hoạt động của các hành động, dự án. Việc giám sát đánh giá cần được thực hiện theo kế hoạch công việc trên cơ sở các mục tiêu đã đặt ra từ đầu và được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hành động, dự án, và các chỉ thị đánh giá đã được xây dựng. Quan trọng nhất là các đánh giá theo các sản phẩm, đánh giá hàng năm, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc hành động, dự án. Kết quả đánh giá có thể làm cơ sở để đưa ra các bài học phổ biến cho các bên liên quan hay các nơi khác trong cũng như ngoài địa bàn tỉnh.

Các chỉ thị đánh giá cần được xây dựng ngay khi bắt đầu triển khai Kế hoạch. Có thể tham khảo kết quả của các nghiên cứu về các chỉ thị của PTBV, các chỉ thị môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực quản lý của Quảng Nam theo từng giai đoạn, trước mắt đến 2010, sau đó là đến 2020. Cần thống nhất với các bên liên quan và chính thức hóa các chỉ thị trước khi thực hiện Kế hoạch, hoặc các hành động, dự án trong Kế hoạch.

Các chỉ thị này sẽ được xem xét theo các mốc thời gian (1 năm, 2 năm đến đến 2010, và tiếp theo trong những năm sau) và so sánh với thời điểm ban đầu để đánh giá mức độ và tiến độ hoàn thành của các nhiệm vụ, mục tiêu, đặt ra của hành động, dự án trong Kế hoạch. Các chỉ thị sẽ được điều chỉnh hoàn thiện theo thời gian trong quá trịnh thực hiện Kế hoạch.

Có rất nhiều chỉ thị đánh giá việc thực hiện Kế hoạch KSON. Song về cơ bản chúng có thể sắp xếp theo 3 nhóm chính như sau:

Nhóm chỉ thị về thể chế:

• Số lượng các văn bản chính sách, pháp lý và hành chính, các hành động quản lý liên quan đến KSON (theo các cấp khác nhau).

• Số lượng các công cụ kinh tế và tài chính được xây dựng liên quan đến KSON.

• Số lượng các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực KSON.

• Số lượng các cam kết bảo vệ môi trường và các thoả thuận tự nguyện tham gia KSON và BVMT

• Số lượng các thoả thuận liên địa phương liên quan đến KSON

Nhóm chỉ thị về hoạt động:

• Các giải pháp và hoạt động được thực hiện nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường nước, không khí, đất.

Nhóm chỉ thị về hiện trạng môi trường:

• Sự thay đổi chất lượng môi trường và các nguồn thải (ví dụ mức độ thay đổi nồng độ các chất gây ô nhiễm, thải lượng ...)

• Sức khỏe của con người và tính bền vững của các hệ sinh thái (qua các con số thống kê về sự thay đổi tình hình sức khỏe của cộng đồng và chất lượng của các hệ sinh thái liên quan).

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Chính trị, 2004. Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

3. Chương trình hợp tác Việt Nam - Đan Mạch, Hợp phần PCDA, 2008.

Điều tra đánh giá nguồn ô nhiễm tại tỉnh Quảng Nam

4. Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững ở Việt Nam (Agenda 21). 5. Công ty Công trình công cộng thị xã Hội An, 2006. Báo cáo tình hình

thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn thị xã Hội An năm 2006.

6. Công ty Môi trường đô thị tỉnh Quảng Nam, 2006. Báo cáo tổng kết năm 2006.

7. Cục Thống kê Quảng Nam, 2007. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2006.

8. Doãn Trọng Luân, Về sản xuất sạch hơn và môi trường công nghiệp đối với Kế hoạch hành động KSON trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, 2009

9. Phòng Thống kê Duy Xuyên, 2007. Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên năm 2006.

10. Phòng Thống kê Điện Bàn, 2007. Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2006.

11. Phòng Thống kê Hội An, 2007. Niên giám thống kê thị xã Hội An năm 2006.

12. Phòng Thống kê Núi Thành, 2007. Niên giám thống kê huyện Núi Thành năm 2006.

13. Phòng Thống kê Tam Kỳ, 2007. Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ năm 2006.

14. Phòng Thống kê Thăng Bình, 2007. Niên giám thống kê huyện Thăng Bình năm 2006.

15. Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam, 2006. Báo cáo tổng hợp đề tài

Đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn, chất lượng nước và không khí phục vụ du lịch trên địa bàn thị xã Hội An - Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.

16. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, 2004, 2005. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam năm 2004, 2005, 2007.

17. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, 2006. Báo cáo tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2006 và định hướng hoạt động năm 2007.

18. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam. Số liệu quan trắc môi trường qua các năm 2004 - 2008.

19. Sở Xây dựng Quảng Nam, 2006. Đề án định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị và các điểm dân cư nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025.

20. Thủ tướng Chính phủ, 2005. Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

21. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường Quốc gia đến năm 2020”.

22. Tiêu chuẩn Việt Nam. Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng.

23. UBND tỉnh Quảng Nam, 2006. Quyết định số 44/2006/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

24. UBND tỉnh Quảng Nam, 2006. Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2007 của tỉnh Quảng Nam từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.

25. UBND tỉnh Quảng Nam, 2007. Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2008 của tỉnh Quảng Nam.

26. UBND tỉnh Quảng Nam, 2004. Quy hoạch phát triển tổng thể KTXH tỉnh Quảng Nam đến 2015.

27. UBND tỉnh Quảng Nam, 2006. Định hướng phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam.

28. UBND tỉnh Quảng Nam, 2004. Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp TTCN tỉnh Quảng Nam, thời ký 2004-2015.

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 62 - 90)