Sản xuất sạch hơn công nghệ sạch

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 50 - 52)

III. Nội dung Kế hoạch hành động KSON tỉnh Quảng Nam

3.3.7 Sản xuất sạch hơn công nghệ sạch

Chiến lược sản xuất sạch hơn của Việt Nam đã được phê duyệt, đặt mục tiêu đạt 70% các sở Công thương có trình độ chuyên môn về sản xuất sạch hơn vào năm 2015 và 90% vào năm 2020. Quảng Nam cũng đặt mục tiêu phổ biến cho 70% doanh nghiệp về SXSH vào năm 2015. Sản xuất sạch hơn là giải pháp phòng ngừa, chủ động bảo vệ môi trường theo các đặc thù của công ty, tổ chức, nhằm làm giảm thiểu chất thải và đạt sản lượng hàng hóa cao nhất. Theo phân tích dòng nguyên liệu và năng lượng tại một công ty, cần tiếp thu các phương án nhằm giảm thiểu phát thải trong quá trình sản xuất, nghĩa là phải cải tiến cách tổ chức và công nghệ nhằm đạt hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng tốt nhất, ngăn ngừa chất thải, nước thải phát sinh và phát thải khí cũng như thải nhiệt và tiếng ồn. Sản xuất sạch hơn và với việc áp dụng công nghệ sạch đang được nhiều quốc gia quan tâm và nó sẽ trở thành xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế đảm bảo tính bền vững, đồng thời tạo uy tín, danh tiếng cho doanh nghiêpnghiệp. Tuy nhiên, nó cũng lại là rào cản, khó khăn và thách thức đối với các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Tỉnh cần quan tâm và phát triển lĩnh vực này. Một số hành động liên quan đến nội dung này cần được tiến hành tại địa phương hỗ trợ cho công tác KSON, đó là:

Hành động 1: Tổ chức thực hiện kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường là xác định khối lượng thực hiện và luận điểm, theo cách này việc thực hiện các chức năng tương tự để kiểm toán tài chính. Một báo cáo kiểm toán môi trường chuẩn mực bao hàm thuyết minh trình bày việc thực thi, luận điểm môi trường mục đích nhằm xác định sự cần thiết thực hiện, duy trì hoặc cải thiện các dấu hiệu thực thi và luận điểm. Các nội dung của hành động này tập trung vào:

• Tuyên truyền về lợi ích của công tác kiểm toán môi trường; • Tổ chức hướng dẫn kiểm toán môi trường;

• Xây dựng cơ chế khuyến khích kiểm toán môi trường.

Hành động 2: Thực hiện ISO 9000 và ISO 14000

ISO 9000 đã trở thành mối quan tâm và đối tượng tham khảo của quốc tế cho các yêu cầu quản lý chất lượng trong công nghiệp và kinh doanh và ISO 14000 khiến các tổ chức gặp phải các thách thức môi trường. Với xu thế hội

nhất là các cơ sở có xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, việc thực hiện ISO 9000 và ISO 14000 là con đường tất yếu. Vì vậy, Tỉnh cần quan tâm thực hiện các nội dung việc khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở, đơn vị áp dụng ISO 9000 và ISO 14000, như:

• Tuyên truyền, cung cấp các thông tin về rào cản môi trường trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới;

• Xây dựng chương trình phát triển nhãn môi trường;

• Khuyến khích tạo thuận lợi hỗ trợ các đơn vị đăng ký thực hiện ISO 9000 và ISO 14000.

Hành động 3: Tổ chức các nghiên cứu cải tiến công nghệ, phối hợp với các

trường đại học, viện nghiên cứu

Nguồn nhân lực khoa học ở trong nước khá dồi dào và đang có chiều hướng phát triển tốt. Tỉnh cần có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút và đẩy mạnh sự hợp tác giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trong Tỉnh với các trường đại học, viện nghiên cứu (ngoài những cơ sở trên địa bàn Quảng nam cần lưu tâm đến các cơ sở tại Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Hồ Chí Minh...) nhằm phát triển việc áp dụng công nghệ sạch hơn, và sản xuất sạch hơn. Các nội dung thường là:

• Xác định những vùng với những tiềm năng cho phát triển công nghệ sạch;

• Phát triển, thúc đẩy các cơ chế khuyến khích áp dụng công nghệ sạch; • Thiết lập thỏa thuận hợp tác nghiên cứu với các trường đại học, viện

nghiên cứu;

• Hỗ trợ về khoa học và công nghệ để thự c hiện và triển khai nhân rộng

các mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn trên địa bàn Tỉnh.

Hoạt động 4 : Nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay Quảng Nam đang triển khai Chương trình môi trường Đan Mạch về sản xuất sạch hơn với một loạt dự án trình diễn đối với các doanh nghiệp như công ty Fococev, công ty TNHH Mỹ Hưng, xí nghiệp Mây tre đan Âu Cơ và một số thành viên trong câu lạc bộ chế biến thủy sản. Nhiều đơn vị khác đã đăng ký tham gia vào chương trình SXSH như công ty TNHH Dệt Nam Hưng, Công ty TNHH Hải Đăng, Công ty cổ phần Quang Châu... Trên cơ sở các kinh nghiệm và bài học đối với các cơ sở trên, Quảng Nam cần nhân rộng ra các cơ sở khác trên địa bàn.

Hoạt động này bao gồm xác định các cơ sở tiềm tàng và các giải pháp sản xuất sạch tương ứng. Việc xác định các cơ sở này dựa vào đặc thù kinh doanh và nhu cầu của cơ sở. Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của doanh nghiệp. Các giải pháp về sản xuất sạch hơn có thể là:

• Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi;

• Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra;

• Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác;

• Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất;

• Thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 50 - 52)