IV Tổ chức thực hiện Kế hoạch
4.1 Điều phối hợp tác đa ngành
Do sự phức tạp của KSON, vượt qua khuôn khổ một ngành, một địa phương, cơ chế điều phối, hợp tác đa ngành, đa bên cần được xây dựng. Ở cấp tỉnh, vai trò đầu mối là Sở TN&MT (Chi cục MT); còn tất cả các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan tới sử dụng và tác động đến các thành phần môi trường khác nhau là những cơ quan tham gia. Sở TN&MT (Chi cục MT) thông qua cơ chế này sẽ thực hiện các nhiệm vụ:
• Chỉ đạo, điều phối các hoạt động liên quan đến KSON trên địa bàn toàn Tỉnh;
• Tổ chức đánh giá các đề cương và kết quả các hoạt động cụ thể của các dự án, nhiệm vụ lên quan đến KSON;
• Tổ chức hướng dẫn, truyền bá các chính sách của Trung ương liên quan đến KSON, tham mưu cho các bên liên quan trong việc xây dựng các nhiệm vụ cụ thể về KSON của các ngành các cấp;
• Điều phối, huy động sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cần thiết cho hoạt động KSON;
• Chỉ đạo việc giám sát và đánh giá dự án hoạt động KSON theo các mốc thời gian quy định;
• Chỉ đạo hoạt động đào tạo nhằm tăng cường năng lực của cán bộ;
• Chỉ đạo việc phối hợp với Cục KSON và các cơ quan trung ương liên quan, nhận sự chỉ đạo và hỗ trợ về kỹ thuật và hợp tác.
Để hỗ trợ Cơ chế nói trên, Nhóm chuyên gia tư vấn kỹ thuật đa ngành cần được thành lập. Thành viên của nhóm là chuyên gia từ các ban, ngành, cơ quan nghiên cứu, tư vấn, đào tạo trên địa bàn Tỉnh, có kiến thức và kinh nghiệm trong những hoạt động liên quan đến công tác KSON. Nhiệm vụ của nhóm tư vấn kỹ thuật đa ngành chủ yếu là:
• Cung cấp tư vấn về cơ sở khoa học cho việc triển khai các hoạt động liên quan đến KSON;
• Hỗ trợ Sở TN&MT trong hợp tác với các chuyên gia/tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến KSON tại Quảng Nam.
Cơ chế điều phối, hợp tác đa ngành được minh họa trên hình sau: