Thách thức:

Một phần của tài liệu thực trạng và các biện pháp phát triển thị trường nội địa của sản phẩm dây và cáp điện tại công ty cổ phần cáp điện và hệ thống ls – vina (Trang 63)

- Trong quá trình công nghiệp hóa, xu hướng tất yếu là hình thành những khu

3.1.2.Thách thức:

- Thị trường cạnh tranh giữa các đối thủ trong nước:

Ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 130 doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện, có thể nói lực lượng sản xuất nhóm mặt hàng này khá đông đảo và áp lực cạnh tranh lớn. Một số đối thủ cạnh tranh tiêu biểu với LS-VINA phải kể đến:

+ Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện TAYA là đơn vị thuộc Tập đoàn Dây và Cáp điện TAYA được thành lập từ năm 1995. TAYA dựa trên nền tảng của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 mà Tổng Công ty đã đạt được để xây dựng chính sách sản xuất kinh doanh mà chất lượng được đặt tên lên hàng đầu. Tháng 11/1996, TAYA một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Việt Nam cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Tháng 11/1998, TAYA một lần nữa được tổ chức chứng nhận ISO Anh Quốc cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9002 và tháng 12/2001 công ty đã chuyển đổi thành công hệ thống quản lý chất lượng theo phiên bản ISO 9001 – 2000. Với chủ trương phát triển lâu dài, đáp ứng nhu cầu sử dụng dây và cáp điện điện rất lớn trong tình hình kinh tế Việt Nam phát triển nhanh như hiện nay. Công ty đã hoàn thành nhà máy sản xuất đồng giai đoạn 5, tháng 11/2006 xưởng sản xuất dây cáp điện trung thế hoàn thành đi vào hoạt động nhằm cung cấp cho ngành điện Việt Nam, ngoài ra công ty đang quy hoạch đầu tư sản xuất các mặt hàng như cáp thông tin, cáp nhôm…

+ Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) là doanh nghiệp nhà nước về sản xuất và kinh doanh đầu tiên được cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9002:1994 và chuyển đổi sang ISO 9001:2008 vào tháng 3/2011.

CADIVI luôn chú trọng về chất lượng, kiểu dáng, giá thành sản phẩm và có khả năng đáp ứng một cách nhanh nhất, tốt nhất mọi yêu cầu của quý khách. Với khẩu hiệu “mang nguồn sáng đến mọi nơi”, sản phẩm CADIVI đã đồng hành cùng ngành Điện lực, góp phần phục vụ cho các dự án lớn như xây dựng đường dây 500 KV, 220 KV, 110 KV; dự án cải tạo lưới điện; dự án năng lượng nông thôn … thương hiệu CADIVI được tin tưởng và ngày càng ăn sâu vào tình cảm người tiêu dùng. CADIVI đã trở thành thương hiệu chủ lực trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở xây dựng Hà Nội được thành lập từ năm 1984. Với sản phẩm chính là các loại dây và cáp điện, thanh cai, dây dẹp, ống đồng, đầu cốt…phục vụ cho ngành năng lượng, công nghiệp, các ngành kinh tế quốc dân.

Là một trong các doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng hệ thông quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và được tổ chức quốc tế AFAQ - ASCERT Cộng hòa Pháp cấp chứng chỉ.

Bảng 3. 1: Một số chỉ tiêu đánh giá các đối thủ cạnh tranh với LS-VINA trong năm 2013 Tiêu chí Công ty Doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) Tổng tài sản (triệu đồng) Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) Khả năng thanh toán hiện thời (lần) Khả năng thanh toán nhanh (lần) LS - VINA 5.907.060 239.048 2.531.041 704.045 1,25 0,83 CADIVI 1.002.121 130.175 158.589 74.989 2,24 2,28 TRẦN PHÚ 901.002 117.130 100.347 65.914 1,97 2,18 TAYA 811.013 105.431 124.235 68.782 2,01 1,11 [26]

Xét về chỉ tiêu doanh thu thì LS – VINA đang đứng ở vị trí hàng đầu so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Năm 2013 doanh thu tiêu thụ của LS – VINA đạt 5.907.060 triệu đồng trong khi CADIVI chỉ ở mức 1.002.121 triệu đồng, còn TRẦN PHÚ và TAYA thì ở mức thấp hơn nhiều, lần lượt đạt 901.002 triệu đồng và 811.013 triệu đồng.

Các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trong năm 2013 của LS – VINA đều đang ở vị trí hàng đầu so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Ví dụ như lợi nhuận sau thuế năm 2013 của đơn vị đạt 239.048 triệu đồng, cao gấp 1,8 lần so với CADIVI, gấp 2,1 lần so với TRẦN PHÚ và gấp 2,3 lần so với TAYA.

Tuy nhiên khi xét về các chỉ số tài chính như khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh thì LS-VINA lại không được đánh giá cao. Những chỉ số này của đơn vị đều thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đặc biệt là trong năm 2013 tỷ số thanh toán nhanh của LS-VINA nhỏ hơn 1, công ty không có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn khi có nhu cầu.

- Thị trường cạnh tranh với các nhà cung cấp nước ngoài: hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều các công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dây cáp điện, như: Công ty Dây cáp điện Tai Sin Việt Nam của Singapore, Công ty TNHH công nghệ cao Ức Thái (EVERTOP) của Đài Loan… trong đó Công ty Dây cáp điện Tai Sin Việt Nam là nhà máy mới nhất trong ba nhà máy sản xuất cáp bên cạnh nhà máy ở Singapore và Malaysia, được thành lập để phục vụ cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy này được trang bị đầy đủ các thiết bị và công nghệ sản xuất mới nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường. Còn EVERTOP là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 nên các sản phẩm của EVERTOP đều đạt các tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN & của Quốc tế như IEC, ASTM, BS.JIS, AS, CSA.UL … đáp ứng đúng yêu cầu của các công trình điện. Đây là những tên tuổi tạo ra thách thức không nhỏ cho LS-VINA.

Mặt khác, hiện nay các công ty trong ngành nói chung và LS-VINA nói riêng đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh với sản phẩm có xuất xứ nước ngoài như

Trung Quốc, Indonesia, Đức... ngay trên “sân nhà”. Các công ty trong nước gần như chịu lép vế hoàn toàn trước Trung Quốc mỗi khi đấu thầu thiết bị cho các công trình điện. Nói cách khác, thị trường thiết bị điện vẫn còn nhiều khoảng trống cho hàng ngoại “độc diễn” trên sân nhà.

Một phần của tài liệu thực trạng và các biện pháp phát triển thị trường nội địa của sản phẩm dây và cáp điện tại công ty cổ phần cáp điện và hệ thống ls – vina (Trang 63)