- Trong q trình cơng nghiệp hóa, xu hướng tất yếu là hình thành những khu
3.4.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực:
Đứng trước xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, phân phối dây và cáp điện nói chung và LS-VINA nói riêng muốn có chỗ đứng vững trên thị trường và giữ vững khách hàng phải đổi mới cơng nghệ, đầu tư máy móc thiết bị, hiện đại hóa quy trình sản xuất. Song hành với đổi mới cơng nghệ thì việc đào tạo một đội ngũ kỹ sư, cơng nhân lành nghề có đủ trình độ và kinh nghiệm vận hành, ứng dụng hiệu quả các chức năng của thiết bị vào thực tế sản xuất là một yêu cầu rất cấp bách của các doanh nghiệp hiện nay.
+ Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật sản xuất chính, cơng ty nên đầu tư chiều sâu: áp dụng các chính sách đầu tư thu hút cán bộ kỹ thuật giỏi để hướng dẫn cho công nhân những việc phải làm đối với các máy móc thiết bị mới nhập về. Bởi vì ở một số khâu trong q trình sản xuất khơng cần thiết phải nhiều lao động mà có thể giảm ít lao động mà vẫn được cơng việc khi đã được đào tạo rộng và sâu.
+ Đối với đội ngũ công nhân sản xuất phụ: Công ty nên tổ chức các khóa học chất lượng hoặc có người hướng dẫn để đội ngũ công nhân sản xuất phụ có thể nắm bắt được cơng việc của mình, và có thể thích ứng được với khối lượng cơng việc có thể thay đổi hàng ngày. Ngoài ra phải áp dụng nghiêm túc chế độ thưởng phạt đối với từng phân xưởng.
+ Đối với cán bộ quản lý, cơng ty có kế hoạch đào tạo lâu dài đại học hoặc trên đại học, có như vậy họ sẽ thích ứng được với sự thay đổi của kỹ thuật cũng như cách thức quản lý. Mặt khác trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì họ cũng cần được tranh bị những kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết được các tình huống thực tế xảy ra.
Trong bối cảnh “con tàu” nền kinh tế Việt Nam đã gia nhập biển lớn, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới điều đó địi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi để đón nhận luồng gió mới - mang sinh khí mới từ q trình hội nhập. Đứng trước vận hội mới, thách thức mới các doanh nghiệp nước ta đã chuẩn bị rất tốt cho sự kiện này và Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA cũng không phải là một ngoại lệ. Cơng ty đã nhanh chóng tìm cho mình một hướng đi đúng đắn và nhanh chóng trở thành một doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dây và cáp điện, bên cạnh đó đơn vị cũng chủ động xây dựng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho mình. Trên cơ sở kết hợp những kiến thức lý luận và thực tiễn, đề tài: “Thực trạng và các biện
phát triển thị trường nội địa của sản phẩm dây và cáp điện tại Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – Vina” đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản:
Đầu tiên đó là hệ thống hóa một số kiến thức lý luận cơ bản về thị trường, đánh giá được vai trò quan trọng của thị trường đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, luận văn cũng đề cập đến một số nội dung liên quan đến hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và các chiến lược phát triển thị trường cho các doanh nghiệp.
Những lý luận nêu trên, đã được áp dụng để phân tích một số đặc điểm tình hình kinh doanh, về những yếu tố về sản phẩm, thị trường, khách hàng, đặc biệt là một số vấn đề liên quan đến phát triển thị trường nội địa, từ đó nêu lên những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại của công ty.
Cuối cùng, là các kiến nghị về: chiến lược Marketing, các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối, truyền thông, và các biện pháp khác để Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA thâm nhập sâu vào thị trường Miền Bắc, mở rộng thị trường vào Miền Trung và Miền Nam Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, do hạn chế về lượng kiến thức, tài liệu tham khảo và thời gian nên bài luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của thầy cơ giáo và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn.