Yếu tố khách quan:

Một phần của tài liệu thực trạng và các biện pháp phát triển thị trường nội địa của sản phẩm dây và cáp điện tại công ty cổ phần cáp điện và hệ thống ls – vina (Trang 52)

Hình 2 1: Cơ cấu tổ chức của LS-VINA

2.3.1. Yếu tố khách quan:

* Kinh tế:

Hình 2. 8: Tình hình tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013

[25] Tình hình kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 có nhiều biến động, điều này được thể hiện qua giá trị GDP hàng năm. Theo đó năm 2011 GDP của Việt

Nam đạt 5,89%. Năm 2012 giá trị này giảm xuống còn 5,03% (giảm 14,6% so với năm 2011). Nhưng sang năm 2013 giá trị GDP nước ta bắt đầu có xu hướng tăng trưởng tốt, đạt 5,4% (tăng 7,4% so với năm 2012). Với tình hình chuyển biến theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung, tất nhiên không loại trừ LS-VINA. Với xu hướng này dẫn đến nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu đô thị mới càng cao dẫn đến nhu cầu về dây cáp điện càng lớn. Nhu cầu về điện phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt liên tục tăng cao qua các năm, với tốc độ trung bình khoảng 14-15%/năm, điều này có khả năng đảm bảo thị trường đầu ra cho các công ty trong lĩnh vực dây và cáp điện.

* Tỷ giá:

Nguồn nguyên vật liệu phần lớn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự trượt giá của VND trong năm 2012 vừa qua. Tỷ giá VND/USD bình quân vào đầu năm 2012 đã tăng 2,24%, dẫn đến việc doanh nghiệp phải chịu các khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá đối với khoản phải trả cho nhà cung cấp bằng USD. Cùng với rủi ro này, thị trường tiền tệ căng thẳng cũng dẫn đến việc doanh nghiệp không thể mua được ngoại tệ theo giá gốc và phải trả thêm các khoản phụ thu đã đẩy chi phí của LS-VINA tăng cao.

* Chính sách của nhà nước:

Theo kế hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2015 - 2025 ngành thiết bị điện sẽ phải phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% về động cơ điện, một số chủng loại máy phát điện thông dụng và năm 2025 có thể sản xuất, cung ứng trọn bộ thiết bị điện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp; 50%-60% nhu cầu máy biến thế 110-220KV và năm 2015 xuất khẩu đạt 30%-35% giá trị sản xuất; đáp ứng 60%-70% nhu cầu trong nước các loại công tơ điện, khí cụ điện, các hệ thống ghi đếm - giám sát an toàn lưới điện, trọn bộ thiết bị trạm điện, và xuất khẩu đạt 19%-20% giá trị sản xuất; tập trung sản xuất các loại dây - cáp điện chất lượng cao với kim ngạch xuất khẩu tăng 35,5%/năm…

Một thị trường nữa cũng đang rất cần sự có mặt của các sản phẩm từ doanh nghiệp trong ngành là những khu vực còn ngoài lưới điện quốc gia ở vùng cao,

vùng sâu, vùng xa, hải đảo… Ở những khu vực này theo kế hoạch sẽ phải tăng khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, tiềm năng năng lượng mới - năng lượng tái tạo để cấp điện tại chỗ. Đây là thị trường tiềm năng cho ngành sản xuất thiết bị điện, thiết bị cho công nghiệp tái tạo, thiết bị cho sản xuất điện công nghiệp sạch.

Bởi vậy, ngành sản xuất thiết bị điện đang có một thị phần rất lớn ở trong nước và được khuyến khích phát triển. Hiện nhà nước đang có nhiều ưu đãi đối với sản xuất các sản phẩm, thiết bị tiết kiệm năng lượng, thiết bị khai thác năng lượng tái tạo, phát triển khoa học – công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả… qua việc sẽ cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển, quỹ hỗ trợ phát triển khoa học – công nghệ, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và vấn đề phát triển thị trường nói riêng của các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thiết bị điện, dây và cáp điện.

* Ảnh hưởng của yếu tố nguyên vật liệu dùng trong sản xuất:

Khó khăn nhất của ngành sản xuất thiết bị điện, dây và cáp điện là có tới 60%- 80% nguyên liệu dùng trong sản xuất như đồng, nhôm, lõi thép kỹ thuật, dầu cách điện... đều phải nhập khẩu do trong nước chưa sản xuất được. Nhiều phụ kiện phụ trợ như: hộp nối cáp, đầu cốt cáp ... đều phải đặt hàng từ nước ngoài. Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã khiến các doanh nghiệp lúng túng, bị động trong lập kế hoạch kinh doanh, ký hợp đồng hay đấu thầu thiết bị công trình do giá thành phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu, tỷ giá hối đoái. Sự hội nhập kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng khiến không ít doanh nghiệp lao đao vì phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, trong khi đa số các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện trong nước còn hạn chế cả về quy mô, năng lực vốn đầu tư và nguồn nhân lực, trình độ quản lý chưa bắt kịp xu thế cạnh tranh hiện đại. Công nghiệp phụ trợ về lĩnh vực này gần như nhường hẳn cho nước ngoài. Sự mất cân đối trong tổ chức sản xuất, dẫn đến sự chồng chéo nhưng lại thiếu đa dạng của sản phẩm khiến tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Các doanh nghiệp lại thường có xu hướng sản xuất khép kín, tự thực hiện từ A đến Z các công đoạn của sản xuất nên chưa tạo được sự phối kết hợp, phân công giữa các doanh nghiệp để phát huy thế mạnh của nhau nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí quản lý, mặt bằng sản xuất.

Một phần của tài liệu thực trạng và các biện pháp phát triển thị trường nội địa của sản phẩm dây và cáp điện tại công ty cổ phần cáp điện và hệ thống ls – vina (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w