- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó số người bán và số
người mua trên thị trường rất lớn mà mỗi người khơng có ưu thế để cung ứng hay mua một số lượng sản phẩm khả dĩ ảnh hưởng đến giá cả. Người mua và người bán không ai quyết định giá và chỉ chấp nhận giá mà thôi. Các sản phẩm mua bán trên thị trường này là đồng nhất. Đều kiện tham gia vào thị trường và rời khỏi thị trường nói chung dễ dàng. Người bán chỉ có cách giảm thấp chi phí sản xuất và sản xuất một sản lượng đến giới hạn mà chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Cường độ cạnh tranh trên thị trường là rất lớn.
- Thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo là thị trường mà phần lớn các doanh nghiệp đều ở hình thái thị trường vừa có cạnh tranh vừa có độc quyền. Ở hình thái các doanh nghiệp vừa phải tuân theo các yêu cầu của quy luật cạnh tranh vừa phải đi tìm các giải pháp hòng trở thành độc quyền chi phối thị trường.
- Thị trường độc quyền có nghĩa là các nhà độc quyền có khả năng chi phối các quan hệ kinh tế và giá cả thị trường. Trên thị trường độc quyền có thị trường độc quyền bán và thị trường độc quyền mua. Thị trường độc quyền bán là trong đó vai trị quyết định thuộc về người bán, các quan hệ kinh tế trên thị trường (quan hệ cung cầu, giá cả ...) hình thành khơng khách quan: giá cả bị áp đặt, bán với giá cao, cạnh tranh bị thủ tiêu hoặc không đủ điều kiện để hoạt động trên các kênh phân phối, vai trò của người mua bị thủ tiêu. Còn thị trường độc quyền mua thì vai trị quyết định trong mua bán hàng hoá thuộc về người mua, các quy luật kinh tế không phát huy tác dụng.
Phân loại thị trường theo tiêu thức này có ý nghĩa giúp cho doanh nghiệp xác định được mức độ cạnh tranh trên thị trường đã và sẽ tham gia.
Trong kinh doanh việc phân loại thị trường là một động tác cần thiết để tập trung đánh giá chính xác hơn tiềm năng của từng thị trường mà vạch ra hướng phát triển kinh doanh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khi phân loại thị trường người ta mới nắm bắt được chính xác hơn thị hiếu khách hàng, tiềm năng tại từng khu vực thị trường, thói quen tiêu dùng sản phẩm của từng đối tượng... để có thể xác định được những chính sách hay chiến lược tiếp cận thị trường hợp lý.