- Trong q trình cơng nghiệp hóa, xu hướng tất yếu là hình thành những khu
3.4.2. Biện pháp về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực:
Hiện tại, cơ cấu tổ chức của các văn phòng đại diện của LS-VINA, bao gồm: một trưởng văn phòng đại diện, một nhân viên trợ lý bán hàng (Sales Assistance) giúp việc cho văn phòng, làm nhiệm vụ chào giá theo tiêu chuẩn, thống kê, tổng hợp, báo cáo bán hàng, làm hồ sơ chào thầu… và các nhân viên bán hàng trực tiếp (8-10 người). Tuy nhiên với khối lượng công việc như vậy thì một Sales Asistance khó có thể hồn thành một cách tốt nhất được, nhất là vấn đề chuẩn bị hồ sơ thầu để chào thầu. Trong khi đó, đấu thầu là vấn đề mà LS-VINA rất chú trọng và mang lại hiệu quả doanh thu lớn cho cơng ty. Vì vậy LS-VINA cần phải thành lập một Ban quản lý đấu thầu với khoảng 5-6 người với một trưởng ban và các nhân viên thực hiện. Ban quản lý đấu thầu có trách nhiệm hồn thiện tất cả hồ sơ chào thầu (bao gồm cả trong và ngồi nước) để hỗ trợ cho phịng kinh doanh mỗi khi có yêu cầu chào thầu.
* Tổ chức thực hiện:
Để chiến lược đạt được kết quả tốt nhất thì việc tổ chức thực hiện chiến lược địi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và cụ thể các vấn đề liên quan đến thị trường của doanh nghiệp và sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa các bộ phận của trong công ty. Cụ thể, công ty cần phải thành lập một Ban quản lý chiến lược, có người đứng đầu và có các bộ phận quản lý chức năng, bao gồm các chức năng: Tài chính, Marketing (nghiên cứu thị trường và quảng bá thương hiệu), giám sát. Cơ cấu tổ chức của ban quản lý chiến lược này được thể hiện trong hình 3.4. Mỗi bộ phận trong ban chịu trách nhiệm về một mảng riêng, cụ thể là:
- Bộ phận Tài chính: chịu trách nhiệm cung ứng tài chính và thống kê các khoản chi cho thực hiện chiến lược và các khoản thu về từ chiến lược, bao gồm chi cho nghiên cứu phát triển thị, chi cho xây dựng cơ sở vật chất, quảng bá sản phẩm… Các thống kê này sẽ được phịng kinh doanh nội địa của cơng ty phân tích và đánh giá để có sự điều chỉnh kịp thời. Nguyên nhân của sự cần thiết phải thành lập bộ phận tài chính là vì nguồn vốn cho chiến lược và các phát sinh vốn trong quá trình thực hiện chiến lược khá nhiều và phức tạp, hơn nữa chiến lược được thực hiện trong dài hạn nên cần phải có một bộ phận tài chính riêng để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.
Hình 3. 4: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý chiến lược
(Nguồn: đề xuất của tác giả)