Nguyên nhân

Một phần của tài liệu tăng cường sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 72)

C. 3.c, Kế hoạch theo dõi và đánh giá:

c. Về lập KH:

2.2.45.3. Nguyên nhân

* Những bất cậphạn chế của quy trình lập KH

Qua các bước của quy trình lập KH của quận có thể thấy những bhạn chếất cập như sau:

Thứ nhất, Phòng TCKH gần như là cơ quan duy nhất thay mặt UBND quận

nhận thông tin, triển khai lập và tổng hợp KH. Đây là một điểm bất hợp lý bởi lẽ mặc dù công tác lập KH là do Phòng TCKH đảm nhận, việc tham mưu các biểu mẫu phục vụ công tác lập KH và tổng hợp số liệu là công việc của Phòng nhưng việc xử lý các thông tin, số liệu để hình thành nên nội dung bản KH thì bản thân cán bộ làm công tác KH của Phòng không thể đảm nhận hết được bởi sự hạn chế về trình độ năng lực và kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu. Bên cạnh đó là sự thiếu thông tin về KH định hướng của các ngành đã làm cho quá trình phân tích, tổng hợp số liệu càng khó khăn hơn, ảnh hưởng đến chất lượng bản KH, không bảo đảm đầy đủ các nội dung được thể hiện trong bản KH năm sau…

Thứ hai, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan còn thiếu trong quy trình lập

KH của quận: Mặc dù có chủ trương của UBND quận bằng văn bản về việc các phòng banđơn vị cung cấp thông tin phục vụ công tác lập KH cho Phòng TCKH,

nhưng sự thực hiện naytrên thực tế còn nhiều hạn chế, mới chỉ có các số liệu định hướng của thành phố trong khung hướng dẫn của Sở KHĐT đưa xuống, còn thiếu các thông tin và thiếu sự tham gia từ các phòng, ban. Còn thiếu vắng sự có mặt của các phòng ban trong quy trìnhcông tác lập KH quận, các phòng ban chuyên môn chưa chủ động trong cung cấp KH dự thảođịnh hướng phát triển ngành và cho Phòng TCKH: bản KH quận không phản ánh hết đượccác nhu cầu và khả năng của các ngành cho phòng TCKH tổng hợp.

Thứ ba, thiếu vắng sự lồng ghép KH phường trong KH quận: Trong quy

trình chưa có giai đoạn tổng hợp nhu cầu từ phường cũng như những khả năng có được của các phường và thực chất bản KH phường đã bị loại ngay từ vòng dự thảo. Mặc dù trong quy trình có giai đoạn tổng hợp KHPT KTXH của phường và KH định hướng của các phòng chuyên môn để hình thành nên bản KH dự thảo của quận nhưng trên thực tế bước này được triển khai chưa đáp ứng yêu cầu bởi vì bản KH của phường đã bị loại trừ ngay từ vòng dự thảo do không đảm bảo về chất lượng và tiến độ báo cáo.

Thứ tư, mặc dù UBND quận đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các bên có

liên quan trong quá trình triển khai công tác lập KH nhưng các bên tham gia đã không thể hiện được vai trò và trách nhiệm của đơn vị mình. Các đơn vị đã không có ý kiến tham gia về các nội dung, chỉ tiêu trong bản KH định hướng của quận cũng như KHPT KTXH dự thảo mà chỉ tham gia một cách thụ động cho có mặt. Chính điều này đã làm cho bản KH được lập ra mang tính thụ động.

Thứ năm, công tác dự báo còn nhiều hạn chế, thiếu đi những thông tin và

những dự báo chính xác. , Vvì vậy, KH chưa phản ánh kịp thời những thay đổi và diễn biến của tình hình trong nước và thế giới và những ảnh hưởng của những biến động này đến tình hình KTXH của thành phố nói chung và của quận nói riêng trong năm KH. Trong quá trình xây dựng KHPT KTXH hàng năm những dự báo chính xác là rất cần thiết, nguồn thông tin thu thập và dự báo có vai trò trong tất cả các bước trong quy trình lập KH. Từ phân tích đánh giá thực trạng, công tác dự báo đưa ra cái nhìn tổng quát về những gì đạt được trong năm trướcnăm gốc vì quá trình xây dựng KH hàng năm tiếp theo diễn ra vào khoảng thời gian chưa hết năm gốc thực

hiện. Công tác dự báo được áp dụng rất nhiều trong việc xác định mục tiêu, và đưa ra những giải pháp thực hiện cho phù hợp với điều kiện đất nước ta.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Ngoài những mặt tích cực trong quá trình đổi mới kế hoạch hoá thì công tác KH nói chung, cũng như KH hàng năm nói riêng hiện nay chưa thực sự là công cụ quản lý của Nhà nước. Nguyên nhân cụ thể như sau:

Thứ nhất, tư duy về sự phối hợp giữa các bên còn thấp, quy trình lập KH

vẫn chủ yếu được xây dựng từ trên xuống dưới nên bản KH được lập ra phải phù hợp với định hướng của trên giao xuống. Chính vì vậy mà ở KH cấp địa phương, các nội dung xây dựng KH đều không được xuất phát từ hiện trạng của địa phương, không nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương mà nó được xây dựng sao cho phù hợp với những chỉ tiêu hướng dẫn từ cấp trên. Do vậy, nó không tránh khỏi việc báo cáo, kể lể thành tích. Hơn nữa, sự tham gia của các bên trong công tác lập KH ở các cấp địa phương không cho thấy sự chủ động, sáng tạo, phối kết hợp với nhau nên không giúp địa phương có thể phát huy tối đa nguồn lực sẵn có. Mặt khác, nguồn thông tin được cung cấp cũng không xuất phát từ nhiều phía, nên các thông tin thu thập được chưa đầy đủ, phong phú và quan trọng hơn cả là chưa có một cái nhìn khách quan về các vấn đề trong quá trình xây dựng KH. Chưa tạo ra sự chủ động cho các cấp KH để phát huy khả năng sáng tạo và tạo tính năng động cho các cấp trong quá trình xây dựng KH.

Thứ hai, chưa có một quy trình được thể chế hoá. Do hiện nay chưa có văn

bản nào hướng dẫn cụ thể về quy trình lập KHPT KTXH hàng năm cấp quận và quy định rõ sự tham gia của các bên trong từng bước thực hiện của quy trình nên gây khó khăn cho Phòng TCKH trong việc triển khai thực hiện quá trình lập KHPT KTXH quận. quy định quy trình lập KH hàng năm của các cấp, trong đó có cấp quận, cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về công tác triển khai lập KH hàng năm sẽ gồm những bước nào, nội dung cụ thể của từng bước và vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình ra sao.

cấp, trong đó có sự cụ thể về sự tham gia của các Sở, ngành sẽ tham gia cung cấp những nội dung gì để phục vụ cho việc hình thành bản KH định hướng quận, các phòng chuyên môn và UBND các phường sẽ đóng góp ý kiến như thế nào đối với nội dung bản dự thảo KHPT KTXH của quận. Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và đại diện các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn cũng như các DN trên địa bàn sẽ tham gia vào những bước nào của quá trình lập KH và hình thức lấy ý kiến của các đơn vị này là hình thức gì. Có bước trao đổi thông tin, bảo vệ KH của quận trước lãnh đạo UBND thành phố để bảo vệ các nội dung, chỉ tiêu đã được nêu ra trong bản KH. Có những nội dung, chỉ tiêu sẽ thấp hơn so với định hướng của thành phố do điều kiện thực tế của địa phương hoặc có những chỉ tiêu trong năm KH sẽ phấn đấu đạt kết quả tốt hơn nhiều so với dự kiến của thành phố.

UBND thành phố, Sở KHĐT cũng chưa có các văn bản cụ thể hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là các phương pháp và cách dự báo tình hình KTXH cho công tác KH của các địa phương. Chưa thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về những nội dung đổi mới trong công tác KH cho cán bộ phụ trách KH.

Thứ ba, trong số các đơn vị tham gia vào quá trình lập KH hàng năm chỉ duy

nhất phòng TCKH có chức danh cán bộ KH, còn các phòng ban chuyên môn và UBND các phường không có chức danh này, đặc biệt là đối với khối phường. Đối với UBND phường, do trong quy định của Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định về chức danh, số lượng cán bộ công chức cấp xã không quy định chức danh Kế hoạch do đó công việc này chú yếu do một cán bộ (Văn phòng-Thống kê, Văn hoá-Xã hội hoặc Tài chính-Kế toán….) được phân công tổng hợp số liệu theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của Phó chủ tịch phụ trách văn hoá xã hội và trên cơ sở các số liệu về từng lĩnh vực được cung cấp. của các bộ phận chuyên môn cung cấp.

Điều 3: Chức vụ, chức danh

1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: 2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

a, Trưởng công an;

b, Chỉ huy trưởng Quân sự; c, Văn phòng – thống kê;

chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); đ, Tài chính – kế toán;

e, Tư pháp – hộ tịch; g, Văn hoá – xã hội.

(Nguồn: Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã)

Thứ tư, Thiếu sự đồng thuận của các bên trong việc triển khai KH được

giao. Trong khâu lập KH, các bên liên quan đã không tham gia tích cực và chưa thể hiện được vai trò của đơn vị mình, ngành mình đối với sự phát triển của quận.

Do thành phố Hải Phòng không nằm trong số các đơn vị thực hiện đổi mới công tác KH nên mặc dù nhận thức được các tồn tại, yếu kém trong công tác KH nhưng quận cũng chưa có những động lực để thực hiện đổi mới. Bên cạnh đó còn thiếu những văn bản của cấp trên hướng dẫn về công tác đổi mới quy trình lập KH cũng như sự tham gia của các bên trong quá trình lập KH.

thiếu các động lực để thực hiện đổi mới: Do quận Kiến An và thành phố Hải Phòng không nằm trong số các đơn vị thực hiện đổi mới công tác KH của cá cả nước và không có các đơn vị, dự án tài trợ cho công cuộc đổi mới này, do đó thiếu các mô hình mẫu, phương án đổi mới và lực lượng thực hiện đổi mới công tác KH.

Một phần của tài liệu tăng cường sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w