C. 3.c, Kế hoạch theo dõi và đánh giá:
TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KHPT KTXH Ở QUẬN KIẾN AN
3.2.1. Tăng cường thêm các bên tham giatrong lập kế hoạch quận Kiến An
Để việc đổi mới công tác lập KH theo hướng tăng cường sự tham gia của các bên được triển khai thực hiện tốt và đảm bảo các mục tiêu đã đề ra thì vai trò của cơ quan lãnh đạo thành phố và Sở KHĐT rất quan trọng, bởi công việc đổi mới quá trình lập KH không phải là công việc riêng của một quận, huyện mà là công việc chung của toàn bộ hệ thống KH cấp thành phố. Bản thân một quận, huyện với sự cố gắng nỗ lực tham gia của các bên chỉ phần nào đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới.
* UBND thành phố: * Tầm quanVai trò quan trọng của sự tham gia của UBND thành phố thể hiện ở chỗ khi UBND thành phố thấy được sự cần thiết của việc đổi mới công tác lập KHPT KTXH hàng năm của các cấp, UBND thành phố sẽ chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các quận, huyện cùng tích cực thực hiện công cuộc đổi mới tại cơ quan, đơn vị mình và có sự phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin giữa các Sở, ngành phụ trách ngành dọc với các phòng ban chuyên môn của các quận, huyện để đảm bảo việc cung cấp KH định hướng ngành cho các quận, huyện trong quá trình xây dựng KHPT KTXH của mình. Lãnh đạo thành phố cần nhận thấy rằng, đổi mới KH không chỉ đơn thuần là thay đổi về mặt kỹ thuật, mà trên hết là thay đổi tư duy, phương thức chỉ đạo điều hành, QLNN và cơ chế phối hợp giữa các bên hữu quan (Sở, ban, ngành, đoàn thể quần chúng, DN và dân cư).
* Sở KHĐT: Là cơ quan tham mưu đầu mối của thành phố trong đổi mới KH, vì thế Sở KHĐT phải đóng vai trò tích cực trong quá trình này. Điều đó được thể hiện:
+ Sở cần chủ động tham mưu cho thành phố về những yêu cầu hỗ trợ cho quá trình đổi mới (về thể chế, cơ chế, chính sách …), xây dựng chương trình hành động cụ thể cho việc đổi mới, xác định nhu cầu và đề xuất các trợ giúp kỹ thuật.
của thành phố và của quận. Có cơ chế khuyến khích khen thưởng thoả đáng với những cán bộ có năng lực và nhiệt tình với công cuộc đổi mới.
+ Chủ động xây dựng và thực hiện cơ chế tham vấn các bên hữu quan, trước hết là cơ chế phối hợp với Sở TC về phân bổ nguồn lực và Cục thống kê về giám sát đánh giá, .t Thảo luận thường xuyên với các Sở, ban, ngành đoàn thể và cộng đồng trong xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện KH.
* Đối với các Sở, ban, ngành khác:
+ Cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới KH nói chung. Lãnh đạo các Sở, ban, ngành cần thực sự nhập cuộc chứ không nên coi đổi mới KH là công việc riêng của Sở KHĐT, còn sự tham gia chỉ dừng lại ở việc cử các chuyên viên lập KH ngành, lĩnh vực tham dự một cách hình thức.
+ Lãnh đạo các Sở, ban, ngành cũng cần thấy sự cần thiết phải đổi mới công tác KH ngay trong lĩnh vực mình quản lý, thực sự coi KH là một công cụ định hướng quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý ngành, lĩnh vực.
+ Trên cơ sở chương trình đổi mới KH chung của quận, các Sở, ban, ngành cần cụ thể hoá thành chương trình đổi mới KH ngành, lĩnh vực mình phụ trách và ban hành những cơ chế khuyến khích tương tự cho việc đổi mới.
+ Tăng cường sự phối hợp và trao đổi với Sở KHĐT và các Sở, ban ngành khác trong quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát đánh giá KH của ngành. Từ đó, có cơ chế phân công trách nhiệm rõ ràng đối với việc triển khai các lĩnh vực, vấn đề trong KHPT KTXH của quận.
+ Chủ động phối hợp với Sở KHĐT để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lập KH ngành/lĩnh vực thông qua các đợt tập huấn, tham vấn, các hoạt động hỗ trợ và các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm.
+ Cung cấp thông tin về KH định hướng ngành và các thông tin có liên quan cho các phòng, ban chuyên môn theo ngành dọc tại quận để bộ phận lập KH có đầy đủ thông tin trong quá trình lập KHPT KTXH của địa phương.
* Cấp quận: Là cấp chính quyền quan trọng làm cầu nối giữa cấp thành phố
và cấp phường, cấp quận đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới KH, nhất là KH từ dưới lên. Thực trạng hiện nay là quận đang thiếu cán bộ lập KH có năng
lực, Phòng TCKH quận chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ quản lý TC còn nghiệp vụ KH được giao khoán cho một cán bộ chuyên trách. Vai trò của KH cấp quận có xu hướng bị thu hẹp. Vì thế:
Lãnh đạo UBND quận phải là những người đi tiên phong trong việc đổi mới phương thức lập KH có sự tham gia, thường xuyên tham gia các đợt tập huấn và đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ về đổi mới công tác lập KH.
Coi quá trình lập KHPT KTXH hàng năm là nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống chính trị của quận, thông qua các Hội nghị bàn tròn, các cuộc thảo luận lãnh đạo quận, lãnh đạo các phòng ban và các bên có liên quan sẽ đóng góp ý kiến, nhận định, quan điểm của mình đối với quá trình lập KH để xây dựng nên bản KH phù hợp nhất đối với sự phát triển của quận trong những năm tới. Nếu lãnh đạo quận tổ chức tốt các buổi thảo luận, các Hội nghị lấy ý kiến về công tác lập KH để thu hút sự tham gia đông đảo của các bên liên quan, các bên liên quan sẽ cảm thấy trách nhiệm, vai trò quan trọng của họ trong quá trình lập KH, họ sẽ đưa ra nhiều những ý kiến, đóng góp hay, thực tế hơn.
+ Lãnh đạo cấp quận phải khẳng định rõ vai trò quan trọng của lập KH kiểu mới có sự tham gia, coi đó là một trong những căn cứ bắt buộc khi đưa ra các quyết định chính sách và phân bổ NS của mình.
+ Áp dụng quy trình tham vấn trong quá trình hoạch định chính sách, biến quy trình đó thành hoạt động thường xuyên trong công tác QLNN cấp quận.
+ Đề nghị thành phố tập trung nâng cao năng lực cán bộ lập KH. Chất lượng của bản KH được dùng làm một tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ này.
* Cấp phường: Đây là cấp chính quyền cơ sở, ở đó việc xây dựng KH có
liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân, và ít gặp những khó khăn do thể chế lập KH và các mối quan hệ liên ngành gây ra. Vì thế, đây là cấp dễ áp dụng nhất phương pháp lập KH kiểu mới có sự tham gia. Để thực sự triển khai được công cuộc đổi mới KH, cấp phường cần:
+ Được nâng cao năng lực lập KH và quản lý NS bằng các khoá tập huấn đơn giản, cụ thể, gắn trực tiếp với các vấn đề KH, NS cấp phường.
+ Áp dụng triển khai thí điểm phương pháp lập KH có sự tham gia và định hướng theo kết quả, có gắn kết quả với nguồn lực.
+ Được hỗ trợ xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin giám sát đánh giá KH, số liệu thống kê tương ứng với các mục tiêu phát triển của thành phố.
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập KH cấp phường theo đúng tinh thần Quy chế dân chủ cấp phường và các văn bản có liên quan về công khai hoá TC cấp phường.
+ Thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ, chân thực cho cộng đồng dân cư về tình hình triển khai thực hiện KH.
UBND thành phố cần thường xuyên có những đợt tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ công tác làm KH cho lãnh đạo các Sở, ban, ngành, các quận, huyện và các cán bộ làm công tác KH, đại diện các DN, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, đại diện các tầng lớp dân cư tham gia để tất cả mọi người đều được tiếp cận với những kỹ năng, nội dung, phương pháp lập KH có sự tham gia để quá trình triển khai được thuận lợi hơn.
* Các tổ chức chính trị xã hội:
Đối với các DN, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trên địa bàn quận, cần tổ chức hội nghị tham gia lấy ý kiến của các đối tượng này đối với bản KH của quận, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của các DN, các tổ chức để phản ánh vào bản KH trong quá trình xây dựng KHPT KTXH của quận, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Với các DN, hình thức tổ chức hội nghị tham vấn, thảo luận về mục tiêu KH và tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của DN là thích hợp. Sau khi đã có KHPT KTXH chính thức, cần duy trì cơ chế thông tin phản hồi với các bên hữu quan để giải thích rõ cho các đối tượng này những đề nghị nào của họ đã được đưa vào KH, đề nghị nào không và vì sao, và từ đó khẳng định lại sự cam kết “đồng hành” của họ với KHPT KTXH của địa phương.