Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 93 - 96)

- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền

d. Về tiềm năng du lịch:

2.4.4. Nguyên nhân

2.4.4.1. Chủ quan

- Chất lượng công tác tư vấn và năng lực của Chủ đầu tư còn thấp

Chất lượng công tác tư vấn đầu tư còn thấp, nhiều dự án trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện thậm chí chưa khởi công đã phải phê duyệt điều chỉnh, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị phê duyệt dự án.

Còn về năng lực chủ đầu tư vẫn chưa theo kịp yêu cầu được giao, thiếu cán bộ có năng lực có trình độ chuyên môn nên quá trình triển khai thực hiện đầu tư còn lúng túng mất nhiều thời gian nhất là khâu hoàn thiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó cũng có hiện tượng chủ đầu tư vô trách nhiệm, phó mặc cho đơn vị tư vấn triển khai thực hiện chuẩn bị dự án đầu tư. Năng lực yếu kém của chủ đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư.

- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đầu tư XDCB

Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động đầu tư cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp còn nhiều hạn chế bị tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Năng lực chủ đầu tư nhiều lúc chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý dự án, không có chuyên môn và kiến thức đầu tư xây dựng công trình nên không đủ trình độ để nghiệm thu công trình nhất là đối với các Ban

quản lý dự án kiêm nhiệm.

Việc đào tạo, chuyển giao công nghệ và quản lý công trình cho các đối tượng thụ hưởng và đối tượng liên quan khác chưa được thực sự quan tâm chú trọng, nếu có thì cũng chỉ mang tính chất hình thức, qua loa; do vậy dẫn đến tình trạng đối tượng thụ hưởng không biết cách thức sử dụng và vận hành công trình đầu tư đúng cách hoặc sử dụng theo suy nghĩ chủ quan nên không phát huy hiệu quả đầu tư, có thể làm cho công trình bị xuống cấp nhanh chóng thậm chí có những dự án bị phá sản hoàn toàn gây lãng phí vốn ngân sách nhà nước, không đạt được hiệu quả đầu tư.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, còn nhiều vướng mắc

Công tác giải phóng mặt bằng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện quyết liệt và chưa chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện việc di dời, giải phóng mặt bằng một cách hiệu quả…đặc biệt là công tác tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và chính sách bồi thường, đền bù, hỗ trợ đã khiến cho nhiều dự án không triển khai được hoặc triển khai chậm, không đảm bảo hiệu quả đầu tư, ví dụ: việc giải phóng mặt bằng để cải tạo mở rộng Quốc lộ 10, Quốc lộ 39A, tuyến đường tỉnh lộ nối từ Thành phố - Diêm Điền; Thành phố-Tiền Hải... do thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài và theo phương án giải phóng đến đâu làm đến đó đã dẫn đến tình trạng đầu tư không đồng bộ, manh mún, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư, tăng chi phí đầu tư, thậm chí có dự án sử dụng nguồn vốn của WB có nguy cơ bị cắt tài trợ do tiến độ triển khai quá chậm. Những vướng mắc này chủ yếu là do cơ chế chính sách của nhà nước chưa đồng bộ, thống nhất, minh bạch, rõ ràng và phương thức triển khai thực hiện chưa phù hợp.

2.4.4.2. Khách quan

- Tỷ lệ tiết kiệm thấp, quy mô ngân sách nhà nước hạn hẹp

Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, mặc dù đạt được những thành tựu nhất định trong ngành nông nghiệp nhưng trình độ phát triển kinh tế vẫn ở

mức thấp, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tiết kiệm thấp nên khối lượng vốn đầu tư huy động được tương đối hạn chế nhất là từ khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài và từ các địa phương khác trong cả nước nhưng lại phân tán, không tập trung nên không đáp ứng được yêu cầu của đầu tư. Những khó khăn này tạo ra áp lực rất lớn đối với một ngân sách nhà nước (bao gồm cả ngân sách địa phương và hỗ trợ từ trung ương) còn hạn hẹp, luôn bị co kéo đáp ứng cùng một lúc nhiều mục tiêu nên hiệu quả kinh tế thấp.

- Cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước nói riêng còn nhiều bất cập

Vấn đề cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập, sơ hở để bị lợi dụng do bị hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai các quy định của nhà nước từ đó gây thất thoát, lãng phí vốn ngân sách nhà nước, không đảm bảo được hiệu quả hoạt động đầu tư. Chính vì vậy cần phải xem xét lại một cách có hệ thống, toàn diện cơ chế chính sách quản lý trong đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN để kịp thời phát hiện, sửa chữa bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng cũng phải đảm bảo tính ổn định của chính sách quản lý.

- Đặc điểm của vốn đầu tư phát triển từ NSNN nói chung và đầu tư

XDCB nói riêng là quyền sở hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng bị tách biệt và là đối tượng rất “nhạy cảm”, dễ bị “tổn thương” trong quá trình quản lý sử dụng, luôn ẩn chứa những nguy cơ thất thoát, lãng phí, không hiệu quả.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w