Nhóm giải pháp kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 113 - 117)

- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền

d. Về tiềm năng du lịch:

3.2.3. Nhóm giải pháp kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ

của Tỉnh.

3.2.3.1.Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước.

Hiện nay, đội ngũ thực hiện kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước còn thiếu và hạn chế về chất lượng nên hiệu quả công tác này trong thời gian qua không cao; nhằm khắc phục tình trạng này cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

- Xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc triển khai công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn. Mục đích của công tác này là kiểm tra, ngăn ngừa chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của các đơn vị, cá nhân có liên quan; theo đó:

+ Đối với các chủ đầu tư: Yêu cầu các chủ đầu tư cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng công trình, giám sát thi công. Kiên quyết đối với các vi phạm của nhà thầu. Kỷ luật nghiêm đối với các chủ đầu tư cố tình vi phạm.

+ Đối với các nhà thầu: Kiên quyết xử lý các nhà thầu thực hiện không đúng theo thiết kế kỹ thuật. Đề nghị nâng cao hơn nữa hình thức kỷ luật đối với các nhà thầu, có thể nghiêm cấm nhà thầu thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Thái Bình nêu như vi phạm về chất lượng công trình.

+ Đối với các cơ quan kiểm tra (Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng, Thanh tra các ngành) cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra các công trình. Đối với các cơ quan thẩm định, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người thẩm định, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của người quyết định vấn đề.

xuyên và toàn diện suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư qua tất cả các khâu và tất cả các đối tượng liên quan đến dự án, đồng thời kết hợp với việc kiểm tra đột suất để đảm bảo tính khách quan.

Ngoài ra, cũng cần phải khuyến khích phát huy công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính đầu tư, góp phần quan trọng trong việc phát hiện những việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước và làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

Như vậy, việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát cộng đồng và công khai tài chính là biện pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

3.2.3.2.Về công tác nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng

Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu khi đã hoàn thành khối lượng công việc và có đầy đủ hồ sơ theo quy định và chỉ được đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, chất lượng và các tiêu chuẩn đã đề ra. Căn cứ nghiệm thu, nội dung nghiệm thu, trình tự nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các thành phần, đối tượng tham gia nghiệm thu công trình: nhà thầu có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu và bàn giao công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình. Để thực hiện tốt công tác nghiệm thu cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Nâng cao trình độ của các cá nhân trong thành phần nghiệm thu: cán bộ giám sát, cán bộ thi công, cán bộ thiết kế...

- Quy định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia nghiệm thu, xử lý nghiêm minh những hành vi gian lận, không trung thực, thông đồng

nghiệm thu.

- Công tác nghiệm thu các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng khi được chủ đầu tư nghiệm thu.

- Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt là công việc, bộ phận bị che khuất... trước khi chủ đầu tư nghiệm thu.

- Việc ban giao công trình phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định, công trình phải đảm bảo an toàn khi vận hành, khai thác.

3.2.3.3. Nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư

Công tác quyết toán vốn đầu tư cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan cấp phát vốn, thanh toán vốn và đơn vị chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong việc kiểm tra, đối chiếu xác nhận số liệu vốn đầu tư đã cấp phát, thanh toán cho công trình. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị nhận thầu trong việc cùng chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết trước khi hoàn thiện hồ sơ quyết toán. Trước mắt, đối với quá trình cấp phát vốn thanh toán và tiến hành thanh toán thì cần tập trung vào một số biện pháp sau:

- Quy định rõ trách nhiệm từng khâu, từng cấp, từng đơn vị có liên quan một cách cụ thể, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

- Rà soát, kiểm tra, phân loại để xác định chính xác các khoản nợ trong xây dựng cơ bản, trong đó, phân tích rõ số liệu làm vượt kế hoạch, làm ngoài kế hoạch nhưng chưa có nguồn thanh toán. Trên cơ sở đó, cần bố trí nguồn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có nguồn thanh toán.

bằng, đấu thầu.. xây dựng đơn giá hợp lý để thuận tiện cho việc thanh toán, tránh xảy ra các thắc mắc trong quá trình thanh toán.

- Các Sở, ban, ngành của tỉnh cần chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ thanh toán vốn ngay từ những tháng đầu năm, không nên tập trung vào những tháng cuối năm, ảnh hưởng đến ngân sách và gây nhiều khó khăn trong công tác giải ngân vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước.

- Chủ đầu tư cần khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư và xây dựng; đôn đốc các nhà thầu thi công xây lắp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hoàn thiện hồ sơ thanh toán, chuyển ngay đến Kho bạc Nhà nước để thanh toán.

- Chủ đầu tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư phải phối hợp với các cơ quan có liên quan có biện pháp kiên quyết để khẩn trương, nhanh chóng giải phóng mặt bằng, bảo đảm bàn giao mặt bằng đúng thời hạn cho đơn vị thi công. - Kho bạc Nhà nước thường xuyên chuẩn bị, sẵn sàng các nguồn vốn để thanh toán khi có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành đủ điều kiện thanh toán; nghiên cứu để đơn giản hoá thủ tục thanh toán; cải tiến các mẫu biểu, chứng từ; hoàn thiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư như kiểm soát thanh toán vốn cho dự án đấu thầu cạnh tranh, dự án chỉ định thầu; kiểm soát thanh toán vốn uỷ nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng,… để đảm bảo thanh toán vốn đầu tư được khẩn trương nhanh chóng.

Ngoài ra, cần phải liên tục, thường xuyên đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm tra, quyết toán vốn và trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thẩm tra. Gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác quyết toán vốn đi kèm với chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, nâng cao

phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư. Trong trường hợp cần thiết có thể thuê đơn vị kiểm toán độc lập làm việc này để đảm bảo tính chính xác, khách quan.

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w