Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của Tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 82 - 84)

- Về giải quyết công ăn việc làm cho người lao động: Thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp và

2.3.2. Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của Tỉnh

2.3.2.1. Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án đầu tư XDCB

Về công tác lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu: Tình trạng chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu đã từng bước được khắc phục. Chất lượng công tác tư vấn và thẩm định kết quả đấu thầu ngày càng được nâng cao, theo đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2005-2008, qua công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, các đơn vị chức năng của Tỉnh đã tham mưu cho UBND Tỉnh phê duyệt kết quả trúng thầu và chỉ định thầu của các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước tiết kiệm được 25,69 tỷ đồng.

Nhìn chung công tác đấu thầu tư vấn cũng như mua sắm hàng hoá, thi công xây lắp đã từng bước đi vào nề nếp; các cơ quan chức năng phối hợp với các đơn vị tư vấn đã thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn nghiệp vụ đấu thầu cho các chủ đầu tư nên từng bước đã khắc phục được những hạn chế trong công tác đấu thầu.

2.3.2.2. Quản lý thi công xây dựng công trình.

- Về tổ chức thi công xây lắp: Thông qua công tác đấu thầu xây lắp, công tác thi công xây lắp các công trình dự án đầu tư từ NSNN được giao cho các tổ chức có tư cách pháp nhân, có năng lực, kinh nghiệm đảm nhận. Quá trình, quy trình, quy phạm trong thi công xây lắp, nghiệm thu công trình cũng như xử lý

các vấn đề phát sinh được đảm bảo, tuân thủ thực hiện theo quy định của nhà nước. Đối với các công trình lớn, trọng điểm việc kiểm tra thì nghiệm vật liệu trước khi thi công đã được chú trọng và tổ chức nghiệm thu theo từng giai đoạn. Trong quá trình xây lắp, lắp đặt thiết bị thi công và thi công đảm bảo thực hiện yêu cầu về an toàn lao động, nâng cao chất lượng công trình.

- Về quản lý chất lượng công trình: Chất lượng các công trình đầu tư xây dựng từ NSNN luôn là vấn đề nổi cộm và đòi hỏi phải được quan tâm một cách chặt chẽ. Trong thời gian qua, việc quản lý chất lượng các công trình dự án đầu tư bằng NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh cho đến huyện. Các cơ quan quản lý chuyên ngành đã thực sự vào cuộc và bố trí đội ngũ cán bộ chuyên môn theo dõi, giám sát chất lượng xây dựng. Sở Xây dựng đã thành lập Phòng quản lý chất lượng và Trung tâm kiểm định chất lượng; đầu tư trang bị phòng thí nghiệm LAS của Trung tâm kiểm định chất lượng và Công ty tư vấn kháo sát thiết kế. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách góp phần đưa công tác giám sát vào nề nếp và từng bước nâng cao chất lượng công trình. Đối với cấp huyện, việc kiểm tra kiểm soát, giám sát chất lượng các công trình đầu tư xây dựng cũng đã được chú trọng và bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, để kịp thời động viên và tuyên dương các tập thể, cá nhân cũng như tôn vinh các công trình đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng; hàng năm Sở Xây dựng phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh thực hiện bình chọn các công trình báo cáo Bộ Xây dựng tặng huy chương vàng và gắn biển chất lượng cho các công trình đầu tư và sản phẩm có chất lượng cao, như: Công trình Bảo tàng Thái Bình, Công trình cống Cự Lâm, Trung tâm hội nghị tỉnh, Xí nghiệp may xuất khẩu... Các sản phẩm của các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh đã đạt được huy chương vàng chất lượng như sản phẩm gạch ốp lát được huy chương vàng chất lượng Châu âu; sản phẩm sứ vệ sinh, xi

măng trắng, gạch tuynen... được huy chương vàng ở các hội chợ triển lãm trong nước và nhiều doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO về quản lý chất lượng sản phẩm.

2.3.2.3. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB.

- Về xử lý nợ đọng vốn đầu tư: Nhìn chung số công trình thiếu vốn thanh toán phụ thuộc vào thu ngân sách nhà nước và kế hoạch vốn, cuối năm 2005 có 35 công trình thiếu vốn thanh toán với tổng số tiền là 22.620 triệu đồng, năm 2010 chỉ còn có 14 công trình với tổng số tiền nợ phải thanh toán là 16.770 triệu đồng. Tuy nhiên, do nguồn thu và việc cân đối ngân sách gặp khó khăn nên đến cuối năm 2008 số công trình thiếu vốn thanh toán cho khối lượng đầu tư đã hoàn thành lên tới 54 hạng mục, công trình với tổng số tiền là 54.840 triệu đồng, Bước sang năm 2010, trong kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, Tỉnh đã bố trí nguồn thanh toán nợ cho 26 danh mục công trình với tổng số tiền là 35.869 triệu đồng, số còn lại (28 danh mục công trình) sẽ được bố trí thanh toán tiếp trong kế hoạch vốn năm 2011 với số tiền 18.970 triệu đồng.

- Việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về nội dung và thời gian.Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những trường hợp chủ đầu tư chậm nộp báo cáo quyết toán theo quy định, chất lượng hồ sơ quyết toán chưa đạt yêu cầu...

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w