- Phạm vi nghiên cứu: Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển
7. Bố cục của Luận văn
1.2.1. Khái niệm đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Xây dựng cơ bản là các hoạt động cụ thể để tạo ra sản phẩm là những công trình có quy mô, trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ nhất định. Xây dựng cơ bản là quá trình đổi mới, tái sản xuất đơn giản và mở rộng các tài sản cố định của các ngành sản xuất vật chất cũng như phi sản xuất vật chất nhằm tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ bản được thực hiện dưới các phương thức:xây dựng mới, xây dựng lại, khôi phục, mở rộng và nâng cấp tài sản cố định.
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động bỏ vốn để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm thu được các lợi ích khác nhau.
Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực KTXH, nhằm thu đựơc lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.
Đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN là việc nhà nước sử dụng quỹ tiền tệ tập chung lớn nhất của mình tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và một số lĩnh vực khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Nhà nước có thể thực hiện đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Đây là dự án đòi hỏi nhà nước phải tham gia với tư cách là chủ đầu tư, theo dõi, quản lý từ quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Tuy nhiên, đối với một số dự án nhà nước có thể chuyển giao quyền quản lý, vận hành kết quả đầu tư cho các đối tượng khác không thuộc khu vực nhà nước, ví dụ như: đấu thầu khai thác thu phí những cây cầu được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước…
So với đầu tư XDCB từ các nguồn vốn khác, đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN có một số đặc điểm khác biệt sau:
- Về lĩnh vực đầu tư: chủ yếu đầu tư trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật của đất nước, những lĩnh vực không có khả năng thu hồi vốn hoặc lĩnh vực mà khu vực tư nhân không muốn đầu tư, không đủ khả năng thực hiện đầu tư hoặc không được phép đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Về bộ máy quản lý: chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương như cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, xây dựng, thanh tra, kiểm toán, kho bạc...
- Về cơ chế quản lý: thực hiện quản lý theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng và hệ thống các tiêu chuẩn, định mức kinh tễ kỹ thuật. Bên cạnh việc chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng của nhà nước thì còn chịu sự giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội, giám sát cộng đồng.
- Về thẩm quyền quyết định: dự án đầu tư XDCB từ NSNN bắt buộc phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Trong nhiều trường hợp, theo quy định về phân cấp, chủ đầu tư và người ra quyết định đầu tư là hai chủ thể khác nhau.
- Về tổ chức thực hiện: thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, khép kín đối với mọi khía cạnh của hoạt động đầu tư. Đối với việc sử dụng vốn đầu tư thì việc quản lý bắt đầu từ khâu thiết kế dự toán, lập dự toán cho đến phân bổ, giải ngân, thanh toán, quyết toán và thanh, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng vốn.