Quan điểm phát triển chung

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 96 - 103)

- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền

d. Về tiềm năng du lịch:

3.1.1.1. Quan điểm phát triển chung

Tiếp tục phát huy tối đa nguồn nội lực, gắn mở rộng sản xuất hàng hóa của Thái Bình với thị trường trong nước, đồng thời tranh thủ mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đưa Thái Bình trở thành Tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của Vùng đồng bằng Sông Hồng.

Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài, tăng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng đã tinh chế; nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ.

Phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn Thái Bình trong mối quan hệ tổng thể với các tỉnh trong Vùng đồng bằng Sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Xây dựng thành phố Thái Bình với các chức năng là Trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của Tỉnh và trở thành đô thị loại II trong giai đoạn 2010 - 2015. Đồng thời cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống đô thị, các thị tứ trở thành các trung tâm kinh tế phát triển với chức năng là hạt nhân thúc đẩy và lan tỏa tới các vùng nông thôn trong Tỉnh.

Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, kể cả từ các địa phương khác và ngoài nước; có cơ chế khuyến khích phát triển giáo dục, đào tạo, nhất là đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia về công nghệ và quản lý, đội ngũ doanh nhân.

Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Quan tâm đầu tư thỏa đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn, phấn đấu giảm hộ nghèo tới mức thấp nhất.

Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với khai thác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hợp lý và môi trường sinh thái.

Kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trong các giai đoạn phát triển. 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển

Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đồng thời nâng cao một bước chất lượng tăng trưởng. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung, hiệu quả cao và phát triển bền vững, gắn với nông thôn mới; tập trung phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng trưởng cao; mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Phát triển sự nghiệp văn hoá xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo, sự nghiệp y tế, văn hoá, thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Thái Bình trở thành một tỉnh nông thôn mới, có nền nông nghiệp và công nghiệp theo hướng hiện đại.

Với mục tiêu tổng quát nêu trên được cụ thể hoá bởi các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường sau:

a. Về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2015 đạt 13,5%, trong đó: khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng khoảng 4,1%, khu vực công

nghiệp xây dựng tăng bình quân khoảng 20,8%/năm và khu vực dịch vụ tăng khoảng 13,2%. Giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 13,0%.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, để đến năm 2015 tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 24,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 40,3% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 35%. Đến năm 2020 có cơ cấu tương ứng là 20%; 45% và 35%.

- Tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 lên khoảng 818 triệu USD (tăng 89% so với năm 2010); và năm 2020 khoảng 1.580 triệu USD.

- Tăng thu ngân sách nhằm bảo đảm các nhiệm vụ chi của Tỉnh và từng bước phấn đấu để có tích lũy. Phấn đấu tỷ lệ thu ngân sách đạt khoảng 17% GDP vào năm 2015 và 19% năm 2020.

- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2011 – 2015, tổng vốn đầu tư dự kiến đạt 45% GDP; 2016-2020 khoảng khoảng 40 - 41%.

- GDP bình quân đầu người đạt 14,3 triệu đồng năm 2015 và 90 triệu đồng năm 2020.

b) Về phát triển xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số chung đạt 0,37% thời kỳ 2015 - 2020; khoảng 0,72% thời kỳ 2016 - 2020. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống 3% vào năm 2015 và 2,5% vào năm 2020. - Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 34%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 67%.

- Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó qua đào tạo nghề là 41,5%, đến năm 2020 khoảng 60% - 65%; nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020.

- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn Tỉnh.

c) Về tài nguyên và môi trường

Có chính sách quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng ngập mặn; phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các hành vi gây ô nhiễm môi trường, quan tâm đầu tư cho công tác thu gom, tái chế và xử lý chất thải. Đến năm 2015 khoảng 85% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp và chất thải y tế. Tăng cường giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ môi trường.

3.1.3.3. Định hướng về sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chỉ thực hiện đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn đầu tư nên việc đo lường hiệu quả vốn đầu tư ngân sách nhà nước không thể tính bằng chỉ tiêu thu hồi vốm, do vậy khi đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cần phải thực hiện kết hợp giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội của dự án đem lại. Theo đó, việc sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước được định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực và dự án cụ thể sau:

+ Đối với ngành công nghiệp thì tập trung đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp tập trung do Tỉnh quản lý và trên địa bàn mỗi huyện cần có ít nhất một cụm công nghiệp nhằm tạo ra động lực phát triển công nghiệp của toàn tỉnh.

+ Đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tập trung đầu tư vào các công trình thuỷ lợi đầu mối, trọng điểm phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và các vùng nuôi trồng thuỷ sản hình thành các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp.

trình hạ tầng du dịch nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh; xây dựng một số chợ đầu mối.

+ Đối với ngành giao thông vận tải phải hoàn thành, nâng cấp đầu tư các tuyến đường huyết mạnh thức đẩy giao thông, lưu chuyển hàng hoá để phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư đủ để thực hiện công việc duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng giao thông một cách thường xuyên và liên tục.

Riêng đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cần tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước, xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, rác thải. Nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh và đa khoa cấp huyện, các trạm y tế xã phường; đầu tư cho hệ thống giáo dục theo hướng chuẩn hoá các trường; xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho nhân dân.

- Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần phải kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội và cần kết hợp hài hoà giữa 3 mặt lợi ích: nhà nước, tập thể, cá nhân nhằm tối đa hoá các nguồn vốn huy động được phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển.

- Việc đánh giá hiệu quả đầu tư cần xem xét trong suốt quá trình đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư phát triển là một quá trình lâu dài diễn ra nhiều năm trải qua nhiều giai đoạn từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến vận hành kết quả đầu tư. Ở mỗi giai đoạn đều có vai trò, vị trí, tầm quan trọng riêng và đều có tác động trực tiếp đến kết quả, hiệu quả của công cuộc đầu tư; do đó nhu cầu vốn đầu tư cho từng giai đoạn cũng khác nhau nên cần phải có kế hoạch bố trí vốn phù hợp tránh tình trạng vốn chờ công trình và ngược lại khi cần lại không có vốn. Đồng thời, để đảm bảo tính thống nhất, khi đánh giá hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cần phải quy đổi về cùng một thời điểm một thời diểm

- Coi trọng yếu tố con người khi đo lường, đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả của công tác quản lý đầu tư. Con người vừa là chủ thể thực hiện công cuộc đầu tư đồng thời cũng là đối tượng thụ hưởng những thành quả của hoạt động đầu tư, do vậy yếu tố con người cần phải được đặt vào vị trí trung tâm khi xem xét, đánh giá quá trình đầu tư. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ của nhân dân, việc đánh giá tác động môi trường cũng như việc xem xét những tác động về mặt xã hội của các dự án đầu tư ngày càng được coi trọng và được coi là nội dung không thể thiếu đối với việc thẩm định hầu hết các dự án đầu tư. Trong quá trình triển khai thực hiện một dự án cụ thể cũng cần tính toán đến mức độ và tác động cùa dự án đến con người, như: mục tiêu dự án đáp ứng được nhu cầu gì cho cộng đồng dân cư, công tác di dời giải phóng mặt bằng tái định cư có tác động như thế nào đến đời sống sinh hoạt của người dân... từ đó có căn cứ đề ra các giải pháp xử lý phù hợp đảm bảo hài hoà các mối quan hệ, lợi ích của các bên liên quan đến dự án đầu tư.

3.1.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Thái Bình đến năm 2020

Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch, dự kiến nhu cầu đầu tư toàn xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020 là 397.962 tỷ đồng, trong đó thời kỳ 2011- 2015 là 121.590 tỷ đồng. Về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn, dự kiến đầu tư từ ngân sách nhà nước và tín dụng đầu tư sẽ giảm dần, tăng nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, của dân cư và tư nhân.

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu và khả năng huy động vốn đầu tư

Chỉ tiêu Giai đoạn 2011-2015 (Tỷ VNĐ)

Giai đoạn 2016-2020 (Tỷ VNĐ) I.Tổng nhu cầu vốn (theo giá thực tế) 121.590 276.372

II. Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn (%) 100 100

1. Vốn đầu tư từ NSNN 14,5 12,8

2. Vốn tín dụng Nhà nước 5,5 5,7

3. Vốn của DNNN 0,8 1

4. Vốn của dân cư và DN ngoài nhà nước 73,5 74,5

5. Vốn FDI 5,4 5,7

6. Vốn từ nguồn khác 0,3 0,3

Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước sẽ đáp ứng được khoảng 12,8%-14,5% nhu cầu vốn đầu tư. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế của tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Đối với nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách trung ương cần tập trung vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi... Đối với các nguồn vốn khác cần phải có cơ chế khuyến khích cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, khuyến khích các dự án đang hoạt động mở rộng sản xuất. Tranh thủ nguồn vốn của Việt kiều và người Thái Bình sinh sống ở tỉnh ngoài mang vốn về đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w