Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 117 - 119)

- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền

d. Về tiềm năng du lịch:

3.2.4. Các giải pháp khác

3.2.4.1. Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính dự án đầu tư

Trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính dự án đầu tư, trước mắt tập trung vào một số giải pháp sau:

- Có chiến lược đào tạo chi tiết và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

- Cần khuyến khích và phát triển đội ngũ tư vấn, giám sát, thiết kế có trình độ theo hướng chuyên nghiệp hoá, chuyên môn hoá theo thế mạnh của từng người và sử dụng cán bộ thông qua hình thức thi tuyển.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cần phải được thực hiện một cách thưòng xuyên, cập nhật các kiến thức mới về quản lý dự án, đầu tư xây dựng công trình, đáp ứng được yêu cầu công việc. Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, không chờ đến khi nhà nước ban hành văn bản pháp luật thì mới cử cán bộ đi học, tập huấn sau đó về địa phương triển khai thực hiện như hiện nay. Đồng thời, liên kết với các tổ chức thực hiện đào tạo, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới, hiện đại... định kỳ kỳ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính dự án.

công trình cho các đối tượng thụ hưởng

Đối tượng thụ hưởng là mục đích cuối cùng mà dự án đầu tư hướng tới phục vụ và cũng là đối tượng có tác động lớn đến hiệu quả đầu tư của dự án. Do vậy, trong quá trình lập dự án cần phải đưa việc đào tạo, chuyển giao tri thức quản lý cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm của dự án cho các đối tượng thụ hưởng và đối tượng khác có liên quan đến quá trình quản lý sử dụng công trình đầu tư xây dựng vào nội dung của dự án, trong đó dự kiến về giải pháp, biện pháp đào tạo phù hợp, có thể thuê các tổ chức tư vấn thực hiện việc này; tiến tới hình thành ý thức, trách nhiệm cộng đồng đối với sản phẩm của các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ đó phát huy và nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư.

3.2.4.3. Bố trí đủ kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình trong kế hoạch vốn XDCB hàng năm.

Hiệu quả của dự án đầu tư XDCB cũng được xem xét đánh giá theo tiêu thức tuổi thọ của công trình và hiệu suất sử dụng; nếu với một chi phí hợp lý mà kéo dài được tuổi thọ của công trình, nâng cao hiệu suất sử dụng, góp phần làm giảm các chi phí xã hội khác có liên quan (ví dụ: các công trình cầu, đường giao thông...) thì tất yếu sẽ nâng cao được hiệu quả của dự án đầu tư. Do vậy, cần khắc phục tình trạng không bố trí đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng khiến cho công trình ngày càng xuống cấp, chi phí vận hành lớn (việc bảo dưỡng, sửa chữa không đồng bộ, kịp thời cũng góp phần làm giảm chất lượng phục vụ công trình); việc bố trí đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình sẽ nâng cao được hiệu quả đầu tư, tất nhiên việc bố trí kinh phí phải trên cơ sở kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng định kỳ hàng năm được duyệt để tránh tình trạng sửa chữa bảo dưỡng quá mức cần thiết gây lãng phí cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, có thể xem xét đến việc

yêu cầu bổ sung phương án duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi dự án kết thúc (thời gian, chi phí, nhân lực... ) trong hồ sơ dự án khi thẩm định và phê duyệt đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 117 - 119)