Cơ cấu vốn NSNN cho đầu tư XDCB xét theo lĩnh vực, ngành

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 71 - 85)

- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền

d. Về tiềm năng du lịch:

2.2.3. Cơ cấu vốn NSNN cho đầu tư XDCB xét theo lĩnh vực, ngành

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn NSNN cho đầu tư XDCB theo ngành, lĩnh vực

Đơn vị: tỷ đồng

St

t Đề mục 2007 2008 2009 2010

1 Hạ tầng các khu công nghiệp 30 8 12,5 15

2 Hạ tầng giao thông 43 77 48,5 91,217

3 Hạ tầng phát triển nông nghiệp nông thôn,

thủy lợi, thủy sản 52,03 48,316 65,5 48,2

4 Đầu tư cho giáo dục đào tạo 20,9 23,18 16,8 19,506 5 Đầu tư cho lĩnh vực y tế 12,275 29 9,5 14,2 6 Văn hóa xã hội thông tin thể dục thể thao 15,5 16,86 38,5 55,2

7 Vốn khoa học công nghệ 11 11 3 15

8 Hạ tầng du lịch 11 10 13,5 12

9 Hạ tầng chợ 3 3,5 3

10 An ninh quốc phòng 6 15,5 17,5 14

11 Các cơ quan quản lý nhà nước+cơ quan đảng 21 21,2 7,5 33,011

12 Hạ tầng đô thị 10 28,385 6 11

13 Hỗ trợ các mục tiêu khác cho các quận huyện 23 57,5 32 97,9 14 Tổng vốn thực hiện dự án 258,705 299,856 257,3 429,234

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Thái Bình

Trong những năm, mặc dù thu ngân sách còn hạn hẹp và cần phải thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội cùng một lúc, nhưng Thái Bình cũng đã ưu tiên nguồn lực tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực then chốt thuộc các ngành

nông nghiệp (kiên cố hoá, hiện đại hoá hệ thống kênh mương, đầu tư nghiên cứu nâng cao năng suất các loại giống cây trồng vật nuôi mà tỉnh có thế mạnh và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá đặc sản... ); các ngành công nghiệp xây dựng (quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, đầu tư nâng cấp xây dựng, tăng cường năng lực phục vụ vận chuyển của các tuyến cầu, đường quan trọng yếu liên huyện liên tỉnh phá vỡ thế cô lập của tỉnh do bị chia cắt với các tỉnh lân cận vì điều kiện địa lý... ) và các ngành dịch vụ (đầu tư phát triển khu du lịch Đồng Châu, Cồn vành; đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng bưu chính viễn thông... ) từ đó tạo điều kiện thúc đẩy các ngành, thành phần kinh tế khác phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

Tuy nhiên, do Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp nên một mặt việc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, xây kè đắp đê, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản … Mặt khác, cũng giành phần vốn hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, chăm sóc nhân dân, giữ gìn môi trường và các chương trình mục tiêu. Đây là những lĩnh vực đầu tư tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội theo hướng toàn diện và bền vững cụ thể:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, để phá thế độc canh sản xuất nông nghiệp, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong vùng đồng bằng sông hồng và thông thương hàng hoá giữa các vùng, trong giai đoạn này đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng giao thông vận tải được đặc biệt chú trọng phát triển, nâng cấp, cải tạo những con đường quốc lộ huyết mạnh nối Thái Bình với các tỉnh lân cận Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương như: Quốc lộ 10, quốc lộ 39A; xây dựng cây cầu quan trọng như: Cầu Tân đệ, cầu Triều dương, cầu Nghìn… nhằm phá thế ốc đảo của tỉnh (Thái Bình là một tỉnh 3 mặt giáp sông

và 1 mặt giáp biển). Đồng thời, việc đầu tư nâng cấp những tuyến đường tỉnh lộ, tuyến đường nội thị, nội huyện cũng được chú trọng tạo điều kiện giao thông vận tải cho người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển, đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các huyện, thị. Vốn đầu tư cho hạ tầng phát triển nông nghiệp nông thôn, thủy sản tương đối cao chiếm khoản từ 10% tới 20% tổng vốn thực hiện dự án toàn tỉnh.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, bên cạnh chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp ngoài tỉnh cũng như phát huy tiền năng các doanh nghiệp của tỉnh đầu tư vào các khu công nghiệp Phúc Khánh, Diên Điền, Trần Hưng Đạo…hiện tỷ lệ lấp đầy từ 80%-100%; Tỉnh Thái Bình thời gian qua cũng đã quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh thông qua các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.Vấn đề năng lượng cũng được chú trọng đầu tư với nhiều dự án mới được triển khai

- Trong lĩnh vực dịch vụ, thì chưa được không được quan tâm đầu tư đúng mức từ ngân sách nhà nước, ngân sách các năm cho hạ tần dịch vụ rất thấp trung bình khoảng 11 tỉ đồng, trong khi đó du lịch được coi là một trong những lợi thế của Thái Bình, ngành thương mại, tài chính ngân hàng được coi là lĩnh vực cần phải tập trung đầu tư mạnh mẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Cùng với sự tăng cường tập trung đầu tư từ NSNN mà trong đó chủ yếu là dành cho hoạt động đầu tư XDCB, nhìn chung cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình đã có sự chuyển dịch căn bản theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng từ 30.59% năm 2005 lên 41,62% vào năm 2010; tỷ trọng khu vực dịch vụ năm 2005 là 24.95% và năm 2010 là 25. 17%; khu vực nông nghiệp giảm từ 44.46% năm 2005 xuống còn 33.21% vào năm 2010. Nhìn vào cơ cấu ngành kinh tế của Tháí Bình thời gian qua cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm mạnh trong khi đó tỷ trọng

công nghiệp tăng khá mạnh. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ có sự dịch chuyển chưa cao. Điều này, chứng tỏ đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đã phát huy tác dụng, tạo được nền tảng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật thuận lợi để cho các ngành kinh tế của tỉnh có được bước tăng trưởng và phát triển tương đối mạnh mẽ góp phần đưa Thái Bình từng bước bước ra khỏi một tỉnh nông nghiệp, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có bước phát triển mạnh mẽ.

Bảng 2.5: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế giai đoạn từ 2005-2010

Đơn vị: Tỷ đồng, giá hiện hành

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (ước tình) Bình quân Cơ cấu Tổng giá trị sản xuất đạt được phân theo ngành kinh tế Tổng giá trị sản xuất (GO) 10842. 8 12594. 54 14855 17130 19662 22957. 7 16340. 34 Nông nghiệp 4821 5051 5247 5506 5837. 3 6099. 98 5427. 05 Công nghiệp 3317 4863 6105 7611 9244. 7 9660. 71 6800. 24 Dịch vụ 2704. 8 2680. 54 3503 4013 4580 7197. 01 4113. 06

Tỷ trọng GO phân theo ngành kinh tế (%) Tổng giá trị

sản xuất (GO) 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nông nghiệp 44.46% 40.10% 35. 32% 32.14% 29.69% 26.57% 33.21%

Công nghiệp 30.59% 38.61% 41.10% 44.43% 47.02% 42.08% 41.62%

Dịch vụ 24.95% 21.28% 23.58% 23.43% 23. 29% 31. 35% 25. 17%

Nguồn: Sở tài chính tỉnh Thái Bình

Kết quả của các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được cụ thể hoá bởi một số các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Trong vòng 20 năm, cơ cấu nội bộ ngành

nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Cơ cấu ngành trồng trọt cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Năm 2005 trồng trọt là 64,56% xuống còn

60,51% vào năm 2010; chăn nuôi từ 32,13% năm 2005 tăng lên 36,44% vào năm 2010. Tốc độ phát triển ngành chăn nuôi trong 5 năm tăng bình quân 10,19%/năm (cao hơn bình quân chung của ngành nông nghiệp là 4%/năm và cao hơn mức bình quân của giai đoạn trước chỉ đạt 7,4%), trong khi ngành trồng trọt là 1,37 % (mức bình quân giai đoạn trước là 2,3%).

Đối với lĩnh vực thuỷ sản, diện tích nôi trồng nước ngọt và nước lợ tăng từ 3.916 ha vào năm 2005 lên 12.376 ha vào năm 2010; phương thức sản xuất có nhiều chuyển biến từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp cùng với phát triển, cải tiến chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá; tăng cường các đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Thuỷ sản được coi là lĩnh vực thế mạnh của tỉnh và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc.

Nhìn chung, nông nghiệp Thái Bình đã bám sát những định hướng quy hoạch và phát triển khá ổn định theo hướng thâm canh, đa dạng hoá và ngày càng nâng cao tỷ suất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần quan trọng vào xuất khẩu và gia tăng thu nhập xã hội. Đặc điểm kinh tế biển đã có những bước phát triển đột phá nhất định, làm tiền đề cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ.

- Đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Được sự hỗ trợ đầu tư tích

cực từ ngân sách nhà nước, công nghiệp của tỉnh Thái Bình trong thời gian qua đã có sự sắp xếp, cơ cấu lại sản xuất theo hướng khắc phục những khó khăn, gắn sản xuất với thị trường, thực hiện nhiều đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trong các khâu sản xuất kinh doanh... phát huy được những lợi thế của nhiều sản phẩm; do vậy tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, đồng thời chất lượng phát triển của từng ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên, cao hơn, bền vững hơn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 24%, cao hơn 6,6%/năm so với giai đoạn 2001-2005 (17,24%).

vào ngành có ưu thế về nguyên liệu và tạo nhiều việc làm như: công nghiệp chế biến nông sản- thực phẩm, công nghiệp dệt – da - may mặc, công nghiệp sành sứ thuỷ tinh và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp; các ngành nghề thủ công truyền thống như thêu ren, thêu màu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, dệt khăn, dệt vải, trạm bạc, mộc mỹ nghệ, đúc đồng… với 173 làng nghề thu hút trên 10. 000 lao động.

- Đối với lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ: Trong cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, mặc dù không nhận được sự quan tâm tương xứng với tiềm năng nhưng trong những năm qua các ngành dịch vụ của tỉnh Thái Bình phát triển đa dạng, nhất là trong khu vực ngoài quốc doanh, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế đồng thời phục vụ tốt đời sống nhân dân. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh với nhiều hoạt động đa dạng của mọi thành phần kinh tế nhất là đối với lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, du lịch.

2.2.4. Cơ cấu vốn NSNN đầu tư XDCB xét theo địa bàn.

Về cơ cấu đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo từng huyện/thành phố thì khá đồng đều giữa các huyện còn thành phố Thái Bình thì đa số được ưu tiên đầu tư với nguồn vốn đầu tư khá lớn; nguồn vốn đầu tư cho thành phố Thái Bình luôn chiếm một tỉ trọng cao, có những năm có thể cao gấp gần 4 lần so với các huyện khác trong tỉnh. Còn lại các huyện khác đa số được đầu tư về xây dựng cơ bản với số vốn xấp xỉ nhau, không có sự chênh lệc quá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này, tốc độ đô thị hoá của Thành phố khá cao, và được xác định là khu vực mang tính chất động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn tỉnh trong khi đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém nên nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách tăng vọt so với các huyện khác.

Bảng 2.6: Cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo từng huyện /thành phố của tỉnh Thái Bình từ năm 2007-2010

Đơn vị: tỷ đồng Stt Huyện/Thành phố Năm 2007 2008 2009 2010 1 Hưng Hà 26.555 22.588 20 23.8 2 Đông Hưng 30.323 33.858 25.05 20 3 Quỳnh Phụ 26.055 22.588 21.9 20.9 4 Thái Thụy 27.83 22.688 26.65 24.7 5 Tiền Hải 40.228 22.688 27.6 25.7 6 Kiến Xương 18.88 26.304 21.9 23.8 7 Vũ Thư 26.395 22.588 27.6 24.7 8 Thành Phố 75.375 80.341 71 70

Tuy nhiên, chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở các huyện của tỉnh Thái Bình, thành phố có xu hướng giảm trong những năm gần đây do tác động của khủng khoảng kinh tế và chính sách cắt giảm chi tiêu công của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát (ví dụ như Thành Phố Thái Bình năm 2008 đầu tư xây dựng cơ bản đạt 80.3 tỉ đồng nhưng năm 2010 đã giảm xuống 70 tỉ đồng), nhiều dự án bị đình trệ, tiến độ giải ngân vốn chậm.

2.2.5. Kết quả đạt được

- Về tài sản cố định tăng thêm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách

nhà nước của tỉnh Thái Bình trong thời gian qua tạo lập các công trình cơ sở hạ tầng, khối tượng tài sản cố định tăng thêm qua các năm đều tăng lên qua các năm phục vụ một cách tích cực và trực tiếp cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Đã khởi công xây dựng Cầu Hiệp nối 2 tỉnh Thái Bình và Hải Dương, chiều dài cầu 542.5 m, khổ rộng 12m, tổng mức đầu tư 245.425 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2010; Dự án xây dựng Cầu vượt sông Hồng và tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (khởi công ngày 25/1/2010). Giai đoạn 2 của dự án nối quốc lộ 10 với đường ven biển Tiền Hải - Thái Thuỵ và Quốc lộ 37)…

Về tài sản cố định huy động: Như đã nêu ở trên, vốn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Bình trong thời gian qua chủ yếu là tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, tạo lập các công trình cơ sở hạ tầng, khối tượng tài sản cố định huy động qua các năm đều tăng lên qua các năm phục vụ một cách tích cực và trực tiếp cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

Bảng 2.7: Khối lượng tài sản cố định huy động giai đoạn 2005-2011

Đơn vị: tỷ đồng, theo giá so sánh năm 1994

T T Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ 325.0 9 409.32 433.12 357.56 428.95 512.54

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình

Mặc dù tài sản cố định hình thành trong kỳ phần lớn đều được đưa vào vận hành, sử dụng ngay nhưng năng lực sản xuất tăng thêm (hiệu quả sử dụng) vẫn còn những điểm hạn chế, bình quân chỉ đạt khoảng 65%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định hình thành do hoạt động đầu tư đem lại vẫn còn thấp, do đó góp phần làm gia tăng thất thoát, lãng phí vốn ngân sách nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng này một mặt là do trình độ của đội ngũ quản lý vận hành kết quả đầu tư còn yếu, kinh phí duy tu bảo dưỡng bố trí không đủ không thường xuyên; công tác đào tạo, chuyển giao tri thức quản lý sử dụng cho các đối tượng quản lý cũng như thụ hưởng chưa được chú trọng... nên không khai thác, phát huy được tối đa năng lực phục vụ của công trình đầu tư. Mặt khác, do không tính toán một cách đầy đủ và chính xác nhu cầu đầu tư nên dẫn đến tình trạng thiết kế công trình (công suất, năng lực phục vụ... ) vượt quá yêu cầu của thực tế, dư thừa năng lực phục vụ, gây lãng phí nguồn lực cho xã hội.

- Về phát triển cơ cở hạ tầng: Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh nên môi trường đầu tư của tỉnh đã và đang được cải thiện một cách rõ nét, mạng lưới giao thông

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 71 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w