- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền
d. Về tiềm năng du lịch:
1.5.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước trong đầu tư XDCB
Các quy định, quyết định, văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo điều hành của Nhà nước nói chung và cơ quan quản lý ngành ở trung ương nói riêng là cơ sở, là hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN đối với chính quyền cấp tỉnh. Chất lượng
của các quy phạm pháp luật cũng như hệ thống các thủ tục hành chính và hướng dẫn tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý ngành ở trung ương (Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính...) đối với hoạt động đầu tư XDCB ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN và kể cả đối với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của NSNN nói chung của chính quyền địa phương.
1.5.2.2. Năng lực của nhà thầu trong thực hiện dự án đầu tư XDCB.
Năng lực của nhà thầu trong thực hiện dự án đầu tư XDCB là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của dự án đầu tư và đạt được mục tiêu đề ra. Khi năng lực của nhà thầu bị hạn chế về tài chính, kĩ thuật, kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án dẫn đến việc tổ chức triển khai thi công chậm trễ, không đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình... Do đó, để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, đạt được mục tiêu và chống thất thoát, lãng phí đối với dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN thì đòi hỏi công tác quản lý nhà nước đối với nguồn vốn này phải được tăng cường, thường xuyên có những biện pháp kiểm tra, kiểm soát, giám sát một cách chặt chẽ. Nếu năng lực quản lý nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN không được nâng cao, trong trường hợp này sẽ dẫn đến hệ quả, hệ luỵ trực tiếp đó là gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn này nói riêng và nguồn lực xã hội nói chung và cũng là lý do để cho tham nhũng phát triển.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CỦA TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Điều kiện địa lý
Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng
trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Phía Tây và tây nam giáp tỉnh Nam Định và
Hà Nam. Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Thái bình có diện tích đất tự nhiên: 1.542,24 Km2 chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả nước. Từ Tây sang Đông dài 54 Km, từ Bắc xuống Nam dài 49 Km. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thành phố, trong đó có 284 xã, phường, thị trấn.
Về địa hình, Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1 - 2 m so với mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Đông nam. Đồng thời được bao bọc bởi hệ thống sông biển khép kín, có bờ biển dài trên 50 Km và có 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía Bắc và Đông Bắc có sông Hoá dài 35,3 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía
Tây và Nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ Tây sang Đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân), Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao; mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km). 2.1.1.2. Điều kiện tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất:
Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng "bờ xôi ruộng mật" do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14-15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên. Tổng diện tích tự nhiên 153.596 ha, trong đó: Diện tích cây hàng năm: 94.187 ha; Ao hồ đã đưa vào sử dụng: 6.018 ha
Hầu hết đất đai đã được cải tạo hàng năm có thể cấy trồng được 3-4 vụ, diện tích có khả năng làm vụ Đông khoảng 40.000 ha. Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây: Cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, sa lát, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu...), cây công nghiệp ngắn ngày (cây đay, cây dâu, cây cói..), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo, vải thiều, nhãn, chuối...), trồng hoa, cây cảnh.v.v...
b. Về tiềm năng và nguồn lợi thuỷ sản
Đây là một trong những thế mạnh của tỉnh Thái Bình với 3 thuỷ vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ, nước mặn, trong đó:
- Nước mặn chiếm khoảng 17 km2 chủ yếu giành cho hoạt động khai thác hải sản. Tổng trữ lượng hải sản vùng ven biển Thái Bình khoảng 26.000 tấn. Trong đó trữ lượng cá 24.000 - 25.000 tấn, tôm 600-1.000 tấn, mực 700-800 tấn... Khả năng khai thác tối đa cho phép 12.000 - 13.000 tấn. Các loài khai
thác chính là cá Trích, cá Đé, cá Khoai, cá Đối, cá Vược... các loài tôm: tôm Vầng, tôm Bộp, tôm He... Hiện tại mới duy trì các hoạt động đánh bắt nhỏ, khai thác tự nhiên, phần lớn là nguồn cung cấp nguyên liệu để chế biến các mặt hàng truyền thống như nước mắm, mắm tôm và chế biến thức ăn thuỷ sản.
- Vùng nước lợ: có các nguồn phù du sinh vật, các loại tảo thực vật, thuỷ sinh phong phú làm thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thuỷ sản. Vùng này có khoảng 20.705 ha (Tiền Hải 9949 ha, Thái thuỵ 10.756 ha), trong đó diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ là 15.839 ha (Tiền hải 7.179 ha, Thái Thuỵ 8.660 ha), bao gồm: Vùng triều 10.386 ha, vùng đất nhiễm mặn đã cấy lúa năng suất thấp có khả năng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản nước lợ là 5.453 ha. Hiện đã đưa vào khai thác 3.629 ha để nuôi trồng thuỷ sản: tôm, cua, sò, hến, trồng rau câu.
- Vùng nước ngọt: Tổng diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản là 9.256 ha, hiện mới đưa vào nuôi khoảng 6.020 ha. Ngoài ra còn có trên 3.000 ha vùng lúa ruộng trũng cấy 1 vụ năng suất thấp có thể chuyển sang nuôi thuỷ sản.
c. Tiềm năng khoáng sản:
Nguồn khí mỏ, nước khoáng: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải (C) đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng... thuộc khu công nghiệp Tiền Hải. Tháng 5 -6/2003 Tổng công ty dầu khí Việt Nam tiến hành nổ địa chất 3D lô 103/107 Vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị cho việc khai thác khí ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ đưa vào phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh (trữ lượng ước tính ban đầu khoảng 7 tỷ m3).
Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít được trong và ngoài nước biết đến với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.
Gần đây vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ nước nóng 57oC ở độ sâu 50 m và nước nóng 72oC ở độ sâu 178 m đang đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân.
Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu 600-1.000 m, hiện chưa đủ điều kiện cho phép khai thác.
d. Về tiềm năng du lịch:
Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển - nơi dừng chân của các loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn, cồn đảo có bãi tắm thoải cát trắng hoặc đi thăm vùng quê - nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình văn hoá được được xếp hạng như chùa Keo nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ XI triều Lý, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, từ đường Lê Quý Đôn, đền thờ lăng mộ- nơi phát tích của nhà Trần tại huyện Hưng Hà, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân hoà Vũ thư... và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiều chèo "làng Khuốc", trò múa rối nước "làng Nguyễn" (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư) v.v... Bộ Quốc phòng đã phối hợp với UBND tỉnh xây dựng đường ra Cồn Vành để trở thành Khu du lịch kết hợp an ninh quốc gia, dự kiến thời gian hoàn thành vào năm 2004, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, gần kề với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi, chuyển dịch từ một tỉnh thuần nông nghiệp nay đã từng bước chuyển sang một tỉnh nông công nghiệp và phát triển dịch vụ. Các chỉ tiêu tăng trưởng không ngừng tăng lên và sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đi kèm với nó là những thay đổi, chuyển biến mạnh mẽ những vấn đề xã hội.
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt 12,05%, trong đó ngành công nghiệp xây dựng đóng góp khoản 6,2%, ngành dịch vụ 3,9%, ngành nông nghiệp là 1,95% vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp. Tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng từ 24,1% năm 2005 lên 33% vào năm 2010; tỷ trọng khu vực dịch vụ năm 2005 là 34,2% và năm 2010 là 34%; khu vực nông nghiệp giảm từ 41,8% năm 2005 xuống còn 35,8% vào năm 2010.
Nhìn chung, trong 5 năm qua, kinh tế tỉnh Thái Bình đã có bước phát triển khá, mặc dù chưa đạt được mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng của tỉnh vẫn cao hơn mức tăng trung bình của cả nước (7,5%). Nhiều chỉ tiêu về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội (giáo dục, y tế, thể dục thể thao), môi trường, quốc phòng an ninh đạt và vượt mục tiêu đề ra của kế hoạch 5 năm 2006-2010.
2.1.3. Lợi thế, hạn chế và những thách thức trong phát triển
2.1.3.1. Lợi thế
- Thái Bình nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn của đồng bằng Sông Hồng, điều kiện tự nhiên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp, một cách toàn diện, bền vững, cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.
- Thái Bình nằm gần các trung tâm đô thị lớn đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ qua hành lang quốc lộ 10, 39 và các tuyến đường thủy. Đây là thị trường tiêu thụ lớn đối với sản xuất hàng hoá của tỉnh đồng thời cũng là thị trương cung cấp vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…
- Thái Bình có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển toàn diện và đồng đều đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải đường Bộ và đường thuỷ là điều kiện thúc đẩy giao lưu hàng hoá của tỉnh với các địa phương trong vùng, cả nước và quốc tế nhất là khu vực Nam Trung Quốc.
- Thái Bình có mặt bằng dân trí tương đối cao so với mặt bằng chung trong vùng và cả nước, nguồn lao động trẻ dồi dào với tỷ lệ qua đào tạo cao, cần cù chịu khó và khá năng động nếu tỉnh có chiến lược đào tạo và chính sách sử dụng phù hợp sẽ là động lực, lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 2.1.3.2. Hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật mặc dù những năm gần đây đã từng bước được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hoá trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, chưa tạo ra sức hút, sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tronhg nước và nước ngoài.
- Dân số đông, mật độ dân số cao gây khó khăn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng thu hồi đất đến bù tái định cư để thực hiện các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng và mức gia tăng dân số hàng năm lớn là sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Nằm gần hai trung tâm kinh tế lớn của khu vực đồng bằng sông Hồng là Hà Nội, Hải Phòng vừa là một lợi thế vừa là một thách thức lớn đối với Thái Bình về cạnh tranh gọi vốn đầu tư, tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra cho sản xuất hàng hoá.
- Khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài còn nhiều hạn chế, khó khăn.
- Đời sống nhân dân mặc dù đã từng bước được cải thiện nhưng một bộ phận lớn dân cư có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
2.1.3.3. Thách thức và vấn đề đặt ra.
- Kinh tế Thái Bình trong những năm gần đây đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định, bền vững; cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm và còn lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực một mặt tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đối với phát triển kinh tế của tỉnh.
- Xuất phát điểm thấp, tỷ lệ tích luỹ nội bộ nhỏ bé, ngân sách nhà nước hạn hẹp và việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA) còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chủ trương đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh.
- Quy mô công nghiệp của tỉnh còn nhỏ, công nghệ sản xuất phần lớn ở trình độ thấp, sản xuất không ổn định, năng suất, chất lượng chưa cao; khả năng cạnh tranh kém. Đồng thời, các doanh nghiệp vẫn có tư tưởng chờ đợi được nhà nước bảo hộ nên còn lúng túng trước những thách thức trong quá trình hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
- Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp, hiệu quả hoạt động không cao. Cơ sở vật chất của ngành du lịch còn yếu, các dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn… chưa phát triển mạnh; giá trị các ngành dịch vụ có xu hướng tăng chậm lại làm hạn chế khả năng phát triển chung của cả tỉnh.
- Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, mặc dù năng suất trong ngành nông nghiệp khá cao so với các tỉnh trong vùng và mặt bằng chung của cả nước nhưng chất lượng nông sản chưa cao, khả năng cạnh tranh kém và thị trường tiêu thụ trong nước cũng như nước ngoài hiện đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết khí hậu thuỷ văn có diễn biến phức tạp có tác động rất lớn đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp.
- Tỷ lệ đô thị hoá thấp, tỷ lệ lao động có kỹ thuật và qua đào tạo còn