Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 108 - 125)

- Về giải quyết công ăn việc làm cho người lao động: Thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp và

3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn

của Tỉnh

3.2.2.1.Về công tác đấu thầu

Theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì chủ đầu tư được quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu thông qua các hình thức: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế: áp dụng đối với các gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực hoạt động trong ngành nghề phù hợp mới được tham gia dự thầu; Chỉ định thầu: áp dụng trong các trường hợp như công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình bí mật quốc gia, công trình tạm; công trình có tính chất thử nghiệm; công trình, hạng mục công trình có quy mô nhỏ, đơn giản; tu bổ, tôn tạo, khôi phục các công trình di tích lịch sử, văn hoá....

Lựa chọn nhà thầu là công việc mở đầu cho giai đoạn thực hiện đầu tư và hiện đã được quy định rất cụ thể trong Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan; việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cần phải đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả đầu tư của dự án, có đủ điều kiện năng lực chuyên môn, tài chính, giá cả hợp lý; đảm bảo khách quan, công bằnh, công khai, minh bạch. Hoạt động đấu thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh, đấu thầu chỉ được thực hiện khi xác định được nguồn vốn thực hiện, không được kéo dài thời gian đấu thầu để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Yêu cầu đối với đầu thầu trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đó là không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu để đảm bảo tiến độ, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình; bên trúng thầu phải có phương án kỹ thuật tối ưu, có giá dự thầu hợp lý; nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi của Chính phủ; không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham

dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đầu thầu hoặc bỏ thầu dưới mức giá thành xây dựng công trình. Nhìn chung, công tác đấu thầu phải được thực hiện nghiêm theo các hướng sau:

- Thực hiện đấu thầu đối với tất cả các công trình, không phụ thuộc vào giá trị công trình, trừ những công trình quan trọng có quyết định của nhà nước, để nâng cao hiệu quả và tránh tiêu cực xảy ra.

- Cần làm tốt công tác lập dự toán công trình để xác định được giá trần, bảo đảm dự toán đúng với chế độ, tiêu chuẩn và định mức Nhà nước, loại trừ các khoản tính trùng lặp hoặc không sát với giá cả của thị trường.

- Chấn chỉnh lại các tổ chức tư nhân nhận thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị, các tổ chức tư vấn nhằm đảm bảo khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực và kỹ thuật tài chính của mình.

- Cần có quy định khi thanh toán công trình hoàn thành phải giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị dự toán công trình (khoảng 10%) để ràng buộc bên B có trách nhiệm bảo hành công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng.

- Để khắc phục tình trạng bỏ giá quá thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sự phát triển vững chắc, lâu dài của các nhà thầu, chúng ta có thể xác định giá xét thầu theo cách mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, đó là nhà thầu trúng thầu là người chào giá gần nhất (giá đánh giá) so với giá trung bình của tất cả các hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư nhận được. Nếu làm được như vậy, một mặt đảm bảo được “bí mật” của giá xét thầu, mặt khác tránh được việc phải lựa chọn những nhà thầu bỏ giá dự thầu quá thấp làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

- Các thủ tục trong đấu thầu cũng cần được cải tiến theo hướng gọn nhẹ. Phải quy định trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư một cách rõ ràng, cụ thể. Các đơn vị chủ đầu tư phải thực hiện đúng trình tự quy định, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế dự toán, xây dựng giá chuẩn, phải xác định đúng giá trần để làm cơ sở cho việc chọn giá trúng thầu.

- Tiến hành các đợt tổng kiểm tra năng lực nhà thầu, thông báo rộng rãi năng lực nhà thầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình qua các phương tiện thông tin đại chúng để có các chủ đầu tư có những thông tin về nhà thầu nhằm phục vụ cho quyết định chọn thầu của mình.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cần tham mưu với Uỷ ban nhân dân Tỉnh tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tiến tới chuyên nghiệp hoá việc lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu; thực hiện tốt các quy trình đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện phân cấp mạnh hơn nữa trong việc lựa chọn nhà thầu.

- Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo chấm dứt ngay việc chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu như hiện nay. Quy định và có chế tài cụ thể đảm bảo Nhà tư vấn lập dự án không được tham gia đấu thầu cung cấp các gói thầu xây lắp, mua sắm trang thiết bị; nhà thầu tham gia thiết kế kỹ thuật dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo trừ trường hợp đối với gói thầu EPC; nhà thầu tư vấn giám sát về mặt tổ chức phải độc lập, không phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước nào và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng; nhà thầu tham gia các gói thầu độc lập về mặt tổ chức và tài chính với chủ đầu tư...

- Uỷ ban nhân dân Tỉnh cần có quy định một cách công khai, minh bạch đối với việc xử lý các tình huống và kiến nghị trong quá trình đấu thầu; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về đấu thầu, đặc biệt là đối với việc chỉ định thầu đối với các gói thầu theo quy định không được phép chỉ định thầu.

3.2.2.2.Về quản lý thi công công trình.

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB trong giai đoạn tổ chức thi công xây dựng công trình trước hết cần phải tuân thủ chấp hành

nghiêm túc các quy định của nhà nước về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, Luật Xây dựng và các quy định khác của pháp luật liên quan. Kế tiếp là phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, thẩm định đồ án thiết kế (thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật), cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có đạo đức nghề nghiệp không được để xẩy ra các sai sót về khối lượng, kết cấu, định mức, đơn giá...

Công tác thi công phải thực hiện theo đúng quy trình, quy phạm của pháp luật và theo kế hoạch thi công đã được phê duyệt; thực hiện nghiêm túc việc giám sát công trình, giám sát chủ đầu tư và giám sát thi công xây lắp. Làm tốt việc giám sát cộng đồng, các công trình đầu tư xây dựng phải được treo biển thông báo tên chủ đầu tư, tên đơn vị xây lắp, thời gian thi công để nhân dân biết và tham gia giám sát. Những chủ đầu tư không đủ năng lực chuyên môn thì phải thuê giám sát từ vấn để giám sát công trình và thường trực để có thể kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh (do sai sót), từng bước khắc phục tình trạng một cán bộ thực hiện giám sát nhiều công trình.

Thực hiện nghiêm túc quy trình, quy định về nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục và nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng phải có ý kiến của các bên có liên quan là chủ đầu tư, đơn vị thi công và giám sát công trình; nếu trong quá trình nghiệm thu phát sinh vấn đề cần phải xử lý thì thực hiện theo quy định của pháp luật. Quan tâm thực hiện công tác bảo hành, bảo trì công trình và chế độ duy tu bảo dưỡng thường xuyên để đảm chất lượng, hiệu quả sử dụng công trình.

Tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, chống tình trạng tuyển chọn nhà thầu năng lực kém, đấu thầu hình thức, bỏ thầu giá thấp để được xây dựng công trình khi có sự cố xẩy ra thì chủ đầu tư đứng ngoài cuộc, chấm dứt tình trạng mua thầu, bán thầu, thông thầu, gian dối trong việc chứng nhận khối lượng và chất lượng công trình. Đồng thời, cũng phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất

lượng công trình, củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng trên địa bàn tỉnh, tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra xây dựng cả về số lượng và chất lượng; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm nguyên tắc quản lý xây dựng cơ bản, gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư ngân sách nhà nước.

3.2.2.3.Về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

Chi phí dự án quyết định trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, do vậy việc quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng sẽ nâng cao được hiệu quả đầu tư. Riêng đối với dư án đầu tư XDCB sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, trong thời gian qua việc quản lý chi phí tồn tại nhiều bất cập gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước, giảm hiệu quả đầu tư của dự án, như: cơ chế quản lý chồng chéo, không rõ ràng trách nhiệm nghĩa vụ giữa chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, Ban quản lý dự án... Do vậy, để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư ngân sách nhà nước, công tác quản lý chi phí dự án cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Thực hiện các nguyên tắc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý chặt chẽ tổng mức đầu tư, dự toán, tổng dự toán theo quy định của nhà nước; các dự án chỉ được ghi kế hoạch vốn hàng năm khi đáp ứng được các yêu cầu dự án nằm trong vùng đã được quy hoạch, phải có đề cương, dự toán chi phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối với các dự án chuẩn bị thực hiện thì phải có quyết định đầu tư từ thời điểm tháng 10 của năm trước kế hoạch và dự toán chi phí công tác chuẩn bị, đối với dự án thực hiện phải có quyết định đầu tư từ thời điểm tháng 10 của năm trước kế hoạch, có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt...

- Thực hiện tốt quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình; thực hiện kiểm toán quyết toán dự án đầu tư đã hoàn thành; đồng thời nâng cao chất lượng công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án đầu tư hoàn thành.

3.2.3. Nhóm giải pháp kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNNcủa Tỉnh.của Tỉnh. của Tỉnh.

3.2.3.1.Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước.

Hiện nay, đội ngũ thực hiện kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước còn thiếu và hạn chế về chất lượng nên hiệu quả công tác này trong thời gian qua không cao; nhằm khắc phục tình trạng này cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

- Xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc triển khai công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn. Mục đích của công tác này là kiểm tra, ngăn ngừa chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của các đơn vị, cá nhân có liên quan; theo đó:

+ Đối với các chủ đầu tư: Yêu cầu các chủ đầu tư cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng công trình, giám sát thi công. Kiên quyết đối với các vi phạm của nhà thầu. Kỷ luật nghiêm đối với các chủ đầu tư cố tình vi phạm.

+ Đối với các nhà thầu: Kiên quyết xử lý các nhà thầu thực hiện không đúng theo thiết kế kỹ thuật. Đề nghị nâng cao hơn nữa hình thức kỷ luật đối với các nhà thầu, có thể nghiêm cấm nhà thầu thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Thái Bình nêu như vi phạm về chất lượng công trình.

+ Đối với các cơ quan kiểm tra (Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng, Thanh tra các ngành) cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra các công trình. Đối với các cơ quan thẩm định, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người thẩm định, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của người quyết định vấn đề.

xuyên và toàn diện suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư qua tất cả các khâu và tất cả các đối tượng liên quan đến dự án, đồng thời kết hợp với việc kiểm tra đột suất để đảm bảo tính khách quan.

Ngoài ra, cũng cần phải khuyến khích phát huy công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính đầu tư, góp phần quan trọng trong việc phát hiện những việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước và làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

Như vậy, việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát cộng đồng và công khai tài chính là biện pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

3.2.3.2.Về công tác nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng

Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu khi đã hoàn thành khối lượng công việc và có đầy đủ hồ sơ theo quy định và chỉ được đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, chất lượng và các tiêu chuẩn đã đề ra. Căn cứ nghiệm thu, nội dung nghiệm thu, trình tự nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các thành phần, đối tượng tham gia nghiệm thu công trình: nhà thầu có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu và bàn giao công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình. Để thực hiện tốt công tác nghiệm thu cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Nâng cao trình độ của các cá nhân trong thành phần nghiệm thu: cán bộ giám sát, cán bộ thi công, cán bộ thiết kế...

- Quy định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia nghiệm thu, xử lý nghiêm minh những hành vi gian lận, không trung thực, thông đồng

nghiệm thu.

- Công tác nghiệm thu các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng khi được chủ đầu tư nghiệm thu.

- Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt là công việc, bộ phận bị che khuất... trước khi chủ đầu tư nghiệm thu.

- Việc ban giao công trình phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định, công trình phải đảm bảo an toàn khi vận hành, khai thác.

3.2.3.3. Nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư

Công tác quyết toán vốn đầu tư cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 108 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w