Đánh giá theo tiêu chí

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 85 - 89)

- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền

d. Về tiềm năng du lịch:

2.4.1. Đánh giá theo tiêu chí

- Về thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN:

Từ năm 2005-2010, tổng khối lượng thực hiện của vốn ngân sách tỉnh là 4038.28 tỷ đồng, bình quân đạt 90,31% so với kế hoạch vốn đã bố trí, cụ thể:

Bảng 2.8: Tổng hợp khối lượng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005-2010

Đơn vị: tỷ đồng, theo giá so sánh năm 1994 Stt Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số Tổng số Tỷ trọng (%) Kế hoạch 382.9 341.4 565.5 665 1359.2 724.28 4038.28 Thực hiện 334.00 325.22 509.57 631.15 1139.15 663.51 3646.97 100 TH/KH (%) 87.23 % 95.26 % 90.11 % 94.91 % 83.81% 91.61 % 90.31%

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Thái Bình

Nhìn vào bảng tổng hợp trên cho ta thấy việc quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước được cải thiện đáng kể qua các năm, việc lập kế hoạch vốn đầu tư cũng đã từng bước phù hợp với yêu cầu của thực tế và vốn đầu tư thực hiện cũng bám sát kế hoạch vốn đầu tư được phê duyệt vào đầu năm. Năm 2009, tỷ lệ khối lượng vốn đầu tư thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt 83.81% có nguyên nhân là do phải thực hiện Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, theo đó tỉnh Thái Bình phải chủ động rà soát và sắp xếp lại kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2008 theo hướng: a) Đình hoãn khởi công các dự án không có trong quy hoạch được duyệt, chưa đủ thủ tục theo quy định, còn nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, chưa giải phóng mặt bằng,...; b) Ngừng triển khai các dự án khác chưa thật sự cấp bách, không mang lại hiệu quả; c) Đình hoãn các dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, xây dựng hội trường, nhà

bảo tàng, nhà văn hoá đã bố trí trong kế hoạch năm 2008 nhưng chưa khởi công. Riêng đối với các dự án cần thiết, quan trọng chỉ bố trí vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư; d) Giãn tiến độ thi công các dự án được duyệt hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2007 trở về trước, nhưng bố trí vốn không đủ theo tiến độ nên phải kéo dài thời gian thi công (kể cả các dự án nhóm A) mà đến hết năm 2007, số vốn thực tế bố trí chưa được 50% khối lượng dự án và các dự án đang còn nhiều vướng mắc trong thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng.

Bước sang năm 2011, thực hiện Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; trong đó yêu cầu rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN xác định cụ thể các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện khối lượng vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm 2011 của tỉnh Thái Bình.

Nhìn chung, xét trong cả giai đoạn 2005-2010, trên thực tế vẫn còn nhiều dự án đầu tư XDCB có khối lượng vốn đầu tư thực hiện hàng năm còn thấp, chỉ đạt khoảng 80% so với kế hoạch mà nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục hành chính liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư; bố trí kế hoạch vốn chưa phù hợp với yêu cầu của thực tế; một số dự án được chuẩn bị không chu đáo dẫn đến tình trạng trong quá trình triển khai thực hiện phát sinh nhiều vướng mắc liên quan đến kĩ thuật thi công, giải phóng mặt bằng...; bên cạnh đó là việc tuyển chọn nhà thầu có nhiều khó khăn vừa thiếu và năng lực còn nhiều hạn chế...

- Về xử lý nợ đọng vốn đầu tư XDCB:

Mặc dù thường xuyên gặp căng thẳng trong cân đối ngân sách và kế hoạch vốn đầu tư nhưng Thái Bình đã từng bước giải quyết tốt tình hình nợ đọng vốn đầu tư xây dựng công trình, chủ yếu là theo phương pháp gối đầu, một mặt từng bước giải quyết tình hình nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

nhưng đồng thời trong kế hoạch vốn cũng đã dành khối lượng thích đáng thực hiện đầu tư cho các dự án mới phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh (số lượng công trình, hạng mục công trình bị nợ đọng vốn đầu tư xây dựng tăng lên cũng chứng tỏ hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước cũng ngày càng được mở rộng và thể hiện được vai trò đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh).

- Về mức độ thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN:

Cho đến nay, chưa có có bản báo cáo đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện mức độ thất thoát, sử dụng lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, thông qua việc xem xét, đánh giá kết quả, hiệu quả của một số dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong thời gian qua cho thấy về cơ bản công tác quản lý nhà nước đối với nguồn vốn này là tương đối chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật và thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa phát hiện được việc nguồn vốn XDCB từ NSNN bị thất thoát, lãng phí ở quy mô lớn, để lại hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù vậy, trên thực tế, tình trạng thất thoát, sử dụng lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Thái Bình vẫn xảy ra ở một số dự án cá biệt mặc dù ở mức độ không lớn nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo đối với công tác quản lý nhà nước đối với nguồn vốn này vì nguyên nhân chủ yếu là chủ trương đầu tư không đúng, thiết kế kỹ thuật và dự toán không phù hợp phải liên tục điều chỉnh, công tác thẩm định thiếu khách quan, chưa được coi trọng đúng mức…. Có thể nêu ra đây ví dụ trường hợp đầu tư xây dựng tuyến đường 217, theo dự án ban đầu thì là đường cấp III đồng bằng nhưng sau được điều chỉnh thành đường cấp IV đồng bằng đã gây lãng phí cho ngân sách nhà nước 70 triệu đồng; hay dự án đầu tư xây dựng khu chăn nuôi tập trung xã Phú Xuân tạm dừng thực hiện do vi phạm quy hoạch đường giao thông gây lãng phí 140 triệu đồng…

Theo đánh giá chung thì đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN của tỉnh Thái Bình trong thời gian qua cơ bản đã bám sát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, quy hoạch đầu tư, xây dựng theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn. Bên cạnh việc tập trung phần lớn nguồn lực NSNN cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thì cũng đã dành sự quan tâm lớn đến đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giao dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, vệ sinh môi trường, nước sạch nông thôn… Điều này đã góp phần đảm bảo tính bền vững của đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng và của tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội chung của toàn Tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w