Nhóm giải pháp hoạch định đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 103 - 113)

- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền

d. Về tiềm năng du lịch:

3.2.1. Nhóm giải pháp hoạch định đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, công tác quy hoạch xây dựng

a. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 đóng vai trò vô cùng quan trọng, là định hướng, kim chỉ nam đối với việc đề ra chiến lược, kế hoạch tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh; việc xây dựng quy hoạch tổng thể cần phải:

- Căn cứ vào điều kiện đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội, văn hoá nhằm xác định được những lợi thế so sánh, thế mạnh của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

- Căn cứ vào những kết quả đánh giá khách quan, khoa học và chính xác đối với thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản, tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội giai đoạn trước chi tiết đến tất cả các ngành, lĩnh vực; đồng thời đánh giá những mặt tác động đến đời sống nhân dân.

- Xác định cho được những vấn đề còn tồn tại cũng như những nguy cơ, thách thức đối với phát triển kinh tế xã hội đặt ra cần phải tập trung giải quyết: về cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng, tốc độ gia tăng dân số, tích luỹ nội bộ, nhu cầu đầu tư, nguồn vốn huy động, giải quyết việc làm... Đồng thời cũng cần phải dự báo được những tác động của thị trường đến kinh tế địa phương.

Trong quy hoạch tổng thế phát triển KTXH tỉnh Thái Bình đến năm 2020 cần tập trung vào 4 trọng điểm sau:

- Trọng điểm 1: đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo

hướng hiện đại hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu hàng hoá tập trung; chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển một phần

diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, rau màu… có hiệu quả kinh tế cao, đối với phần diện tích lúa còn lại tập trung đầu tư hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao đặc sản của Thái Bình.

- Trọng điểm 2: đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây

dựng tiềm lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực du lịch. dịch vụ ngân hàng, thương mại, giao thông vận tải, viễn thông… tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu lao động.

- Trọng điểm 3: Phát triển và nhanh chóng lấp đầy các khu công nghiệp

tập trung như KCN Phúc Khánh, Trần Hưng Đạo, Tiền Hải, Cầu Nghìn… - Trọng điểm 4: tập trung đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, nâng cấp các tuyến đường quan trọng và các cây cầu nối với các tỉnh bên ngoài nhằm phá vỡ thế ốc đảo của Thái Bình, xây dựng các tuyến hành lang ven biển, các công trình giao thông nông thôn, công trình thuỷ lợi, điện lực…

b. Đối với công tác quy hoạch xây dựng cần phải đi trước một bước, tránh trùng chéo, chắp vá, hiệu quả đầu tư thấp, bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng chuyên ngành (giao thông, cấp thoát nước, thuỷ lợi…). Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng trước hết cần phải xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành chức năng của tỉnh; công khai lấy ý kiến đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch…

c. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư

Trong giai đoạn 2010-2015, khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản khá lớn đòi hỏi công tác kế hoạch vốn đầu tư cần phải được xây dựng một cách phù hợp, hợp lý, hiệu quả, không bị động, khai thác tối đa các nguồn vốn có thể huy động, đảm bảo đủ vốn để phục vụ các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản kinh tế xã hội từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư.

Kế hoạch vốn đầu tư phải tuân thủ các trình tự trong đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ lập, bố trí vốn cho các dự án nằm trong quy hoạch xây dựng được phê duyệt, đủ điều kiện triển khai thực hiện thi công xây lắp, đồng thời việc bố trí vốn phải sát với tiến độ dự án tránh tình trạng bố trí vốn xa dời mục tiêu dự án, tránh tình trạng tạo ra khối lượng dở dang, chậm đưa công trình vào sử dụng, ứ đọng vốn chậm phát huy được hiệu quả. UBND tỉnh cũng đã có chỉ đạo chỉ thực hiện khởi công các dự án thiết thực, đã có quyết định phân bổ vốn và thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng công trình như vậy mới phát huy được hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, tránh được tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Kế hoạch hoá vốn đầu tư XDCB phải được thực hiện từ ngân sách cấp tỉnh, huyện, cho đến cấp xã trên cơ sở nguồn vốn và theo hướng xuất phát từ nhu cầu vốn đầu tư từ cấp cơ sở nhằm đảm bảo tính thống nhất từ tỉnh đến xã, phường kết hợp với chủ trương đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước. Đồng thời phát huy vai trò quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vốn đã được phê duyệt. Kế hoạch vốn phải khả thi thì kế hoạch sử dụng vốn mới thực hiện được.

Đối với kế hoạch hoá vốn đầu tư XDCB với mục tiêu đầu tư tập trung phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế mà chủ yếu là tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc…) tác động trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế; tập trung đầu tư phát triển các khu hạ tầng kinh tế, khu công nghiệp, làng nghề… chấp hành nghiêm túc quy định bố trí vốn công trình nhóm C là không quá 2 năm, nhóm B không quá 4 năm. Do điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều hạn hẹp nên trong khâu lập kế hoạch vốn đầu tư cần theo hướng có trọng tâm, trọng điểm,

sắp xếp theo thứ tự ưu tiên với phương châm đầu tư đến đâu đưa vào khai thác đến đó.

Đối với kế hoạch vốn đầu tư XDCB phục vụ đời sống dân sinh, với quan điểm lấy con người là trung tâm của sự phát triển, coi trọng công tác nâng cao đời sống vật chất đi kèm với đời sống tinh thần và sức khỏe nhân dân, cần phải bố trí mức vốn phù hợp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục (xây dựng, nâng cấp trường học, cơ sở đào tạo nghề, trang thiết bị đào tạo…), cho ngành y tế (đầu tư nâng cấp bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến tỉnh cho đến tuyến xã), đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi vui chơi giải trí cho nhân dân (các nhà văn hoá, trung tâm thể dục thể thao, giải trí. . ). 3.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn lập báo cáo đầu tư, lập dự án

đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.

Công tác tư vấn quyết định chất lượng hồ sơ dự án đầu tư và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. Để nâng cao chất lượng công tác tư vấn, khắc phục những hạn chế, hiện tượng xẩy ra trong thời gian qua đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước mà nguyên nhân là do công tác tư vấn, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Đơn vị tư vấn phải được tổ chức lại theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kinh nghiệp đội ngũ cán bộ tư vấn, giám sát, thẩm định dự án. Bên cạnh đó cần phải trang bị các trang thiết bị phù hợp đáp ứng được yêu cầu của thực tế (khảo sát, thiết kế, kiểm định…).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đối với các nhà tư vấn bao gồm đầy đủ các thông tin về tư cách pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, năng lực tư vấn…

- Việc chọn lựa tư vấn phải tuân thủ quy định của nhà nước, nên tổ chức tuyển chọn theo quy chuẩn (đấu thầu tuyển chọn tư vấn) và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn đơn vi tư vấn không đủ điều kiện gây ra.

- Đơn vị tư vấn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng mục tiêu, yêu cầu, hiệu quả của dự án, lấy ý kiến tham gia, tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên ngành có liên quan trước khi tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tư vấn, đặc biệt là tư vấn xây dựng thiết kế và có những biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Đối với công tác lập lập dự án của chủ đầu tư, mặc dù lập dự án là nhiệm vụ của các chủ đầu tư, song cơ quan quản lý phải có nhiệm vụ chuẩn hóa hoạt động này phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời phải có những hướng dẫn chi tiết cụ thể cho các chủ đầu tư để họ nâng cao chất lập lượng dự án. Từ đó nâng cao độ chính xác trong tính toán giá trị công trình cũng như chất lượng công trình; như vậy cũng giảm được chi phí thẩm định dự án.

Đối với thẩm định dự án cần phải có thay đổi căn bản, mạnh mẽ để có thể nâng cao chất lượng công tác này. Điều này đòi hỏi các chủ đầu tư, công ty tư vấn và cơ quan thẩm định (Sở Kế hoạch và Đầu tư) phải kiện toàn đội ngũ cán bộ, chuyên gia trực tiếp thực hiện công tác này để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, có thể tham mưu đề xuất với UBND Tỉnh để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác, đảm bảo được hiệu quả của vốn đầu tư. Đặc biệt, đối với các dự án của các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay, cần phải phân tích rõ những phương án kinh doanh, khả năng thu hồi vốn và đảm bảo có lãi, đóng góp nghĩa vụ tài chính theo quy định của nhà nước. Kiên quyết không để đầu tư vào các dự án không bảo toàn vốn vay gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Trong quá trình thẩm định dự án, dự án liên quan đến chuyên môn của ngành nào thì nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của ngành đó. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp, trình UBND tỉnh quyết định. Công tác thẩm định phải bám sát theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước.

3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNNcủa Tỉnh của Tỉnh

3.2.2.1.Về công tác đấu thầu

Theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì chủ đầu tư được quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu thông qua các hình thức: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế: áp dụng đối với các gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực hoạt động trong ngành nghề phù hợp mới được tham gia dự thầu; Chỉ định thầu: áp dụng trong các trường hợp như công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình bí mật quốc gia, công trình tạm; công trình có tính chất thử nghiệm; công trình, hạng mục công trình có quy mô nhỏ, đơn giản; tu bổ, tôn tạo, khôi phục các công trình di tích lịch sử, văn hoá....

Lựa chọn nhà thầu là công việc mở đầu cho giai đoạn thực hiện đầu tư và hiện đã được quy định rất cụ thể trong Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan; việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cần phải đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả đầu tư của dự án, có đủ điều kiện năng lực chuyên môn, tài chính, giá cả hợp lý; đảm bảo khách quan, công bằnh, công khai, minh bạch. Hoạt động đấu thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh, đấu thầu chỉ được thực hiện khi xác định được nguồn vốn thực hiện, không được kéo dài thời gian đấu thầu để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Yêu cầu đối với đầu thầu trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đó là không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu để đảm bảo tiến độ, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình; bên trúng thầu phải có phương án kỹ thuật tối ưu, có giá dự thầu hợp lý; nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi của Chính phủ; không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham

dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đầu thầu hoặc bỏ thầu dưới mức giá thành xây dựng công trình. Nhìn chung, công tác đấu thầu phải được thực hiện nghiêm theo các hướng sau:

- Thực hiện đấu thầu đối với tất cả các công trình, không phụ thuộc vào giá trị công trình, trừ những công trình quan trọng có quyết định của nhà nước, để nâng cao hiệu quả và tránh tiêu cực xảy ra.

- Cần làm tốt công tác lập dự toán công trình để xác định được giá trần, bảo đảm dự toán đúng với chế độ, tiêu chuẩn và định mức Nhà nước, loại trừ các khoản tính trùng lặp hoặc không sát với giá cả của thị trường.

- Chấn chỉnh lại các tổ chức tư nhân nhận thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị, các tổ chức tư vấn nhằm đảm bảo khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực và kỹ thuật tài chính của mình.

- Cần có quy định khi thanh toán công trình hoàn thành phải giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị dự toán công trình (khoảng 10%) để ràng buộc bên B có trách nhiệm bảo hành công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng.

- Để khắc phục tình trạng bỏ giá quá thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sự phát triển vững chắc, lâu dài của các nhà thầu, chúng ta có thể xác định giá xét thầu theo cách mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, đó là nhà thầu trúng thầu là người chào giá gần nhất (giá đánh giá) so với giá trung bình của tất cả các hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư nhận được. Nếu làm được như vậy, một mặt đảm bảo được “bí mật” của giá xét thầu, mặt khác tránh được việc phải lựa chọn những nhà thầu bỏ giá dự thầu quá thấp làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

- Các thủ tục trong đấu thầu cũng cần được cải tiến theo hướng gọn nhẹ. Phải quy định trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư một cách rõ ràng, cụ thể. Các đơn vị chủ đầu tư phải thực hiện đúng trình tự quy định, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế dự toán, xây dựng giá chuẩn, phải xác định đúng giá trần để làm cơ sở cho việc chọn giá trúng thầu.

- Tiến hành các đợt tổng kiểm tra năng lực nhà thầu, thông báo rộng rãi năng lực nhà thầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình qua các phương tiện thông tin đại chúng để có các chủ đầu tư có những thông tin về nhà thầu nhằm phục vụ cho quyết định chọn thầu của mình.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cần tham mưu với Uỷ ban nhân dân Tỉnh tăng cường công tác đào tạo, nâng cao

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 103 - 113)