6. Bố cục luận văn
3.3.2. Kiến nghị:
* Đối với địa phương:
- Tạo điều kiện để các cán bộ thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch tham dự các khóa tập huấn, học tập kinh nghiệm tại một số nước như Thái Lan, Singapore, Pháp, Nhật, Nga nhằm giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của họ để từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những ý tưởng, sáng kiến để cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ cho những thị trường trọng điểm.
- Hỗ trợ quảng bá xúc tiến tạo điều kiện cho các hãng hàng không quốc tế tiếp tục mở đường bay thẳng đến cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, xây dựng Cảng du lịch Nha Trang đạt tiêu chuẩn quốc tế để thu hút khách trực tiếp đến Khánh Hòa bằng đường hàng không và đường thủy.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành quảng bá hình ảnh của họ bằng hình thức xã hội hóa trên các tuyến đường giao thông và những nơi công cộng.
- Tăng cường các hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra thực hiện chính sách pháp luật trong hoạt động du lịch để góp phần bảo vệ an toàn cho khách du lịch, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép du khách. Tạo hình ảnh du lịch Khánh Hòa là điểm đến an toàn, văn minh và thân thiện trong lòng bạn bè.
- Nâng cao nhận thức xã hội trong việc bảo tồn các danh thắng thiên nhiên, địa chỉ văn hóa, môi trường tự nhiên-xã hội để phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Tiếp tục lồng ghép đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, đưa nội dung đào tạo và giáo dục về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch vào chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp.
- Hỗ trợ kinh phí cho ngành du lịch để thực hiện công tác khảo sát, thống kê lượng khách du lịch khi đến Khánh Hòa và quay trở lại các lần sau, cũng như hiết kế phần
mềm quản lý thông tin khách du lịch để cung cấp cho các doanh nghiệp nhằm biết được nhu cầu và sở thích của du khách để phục vụ họ khi quay lại Khánh Hòa lần sau.
* Đối với Chính phủ:
- Ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2012 – 2015.
- Tổ chức cho các địa phương có ngành du lịch phát triển được tham quan các hội nghị, hội thảo, hội thi chuyên ngành và các sự kiện du lịch khác ở trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và sản phẩm du lịch của địa phương và của quốc gia, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng về du lịch.
- Thiết lập, cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin du lịch Việt Nam phục vụ công tác xúc tiến du lịch.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của các địa phương.
- Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để tư vấn việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, chương trình phát động điểm đến, chiến dịch tuyên truyền quảng bá trên báo chí chuyên ngành, làm phim quảng cáo, sản xuất ấn phẩm, lập và triển khai kế hoạch tiếp thị, quan hệ công chúng.
KẾT LUẬN
Du lịch tỉnh Khánh Hòa ngày càng khẳng định vị trí là một trong những trung tâm du lịch lớn của du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung Tây Nguyên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Sự phát triển của du lịch Khánh Hòa đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Điều này được thể hiện qua tất cả các chỉ tiêu hiện trạng phát triển ngành trong những năm qua như số l- ượng khách du lịch, thu nhập du lịch, GDP Du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành...
Trong thời gian qua tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi đòi hỏi có những quan điểm và mục tiêu phát triển mới đối với du lịch cả nước. Trước tình hình đó du lịch tỉnh Khánh Hòa cần phải có những bổ sung, điều chỉnh để phát triển phù hợp với tình hình chung, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch Khánh Hòa là hết sức quan trọng nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Khánh Hòa.
Sau một thời gian dài nỗ lực nghiên cứu, được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô trong trường, Luận văn đã hoàn thành. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề của đề tài, đã có những đóng góp nhất định trong lý luận về truyền thông cổ động du lịch, đồng thời cũng đã đề ra những giải pháp hỗ trợ phát triển du lịch Khánh Hòa.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài:... 7
2. Mục tiêu của đề tài:... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:... 8
4. Phương pháp nghiên cứu:... 8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:... 8
6. Bố cục luận văn... 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG DU LỊCH ... 10
1.1. Khái niệm và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương... 10
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch... 10
1.1.1.1. Ngành du lịch... 10
1.1.1.2. Sản phẩm du lịch... 10
1.1.1.3. Thị trường khách du lịch... 13
1.1.1.5. Điểm đến du lịch... 15
1.1.2. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường... 17
1.1.2.1. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế... 17
1.1.2.2. Vai trò của ngành du lịch đối với xã hội... 18
1.2. Chính sách tryền thông cổ động trong hoạt động Marketing du lịch... 18
1.2.1. Khái niệm và các đặc điểm dịch vụ của marketing du lịch... 18
1.2.1.1. Khái niệm... 18
1.2.1.2. Các đặc điểm dịch vụ của marketing du lịch... 19
1.2.2. Chính sách truyền thông cổ động (TTCĐ) trong marketing du lịch... 19
1.2.3. Công cụ truyền thông cổ động... 21
1.3. Tiến trình xây dựng chính sách truyền thông cổ động trong các tổ chức du lịch... 22
1.3.1. Xác định thị trường mục tiêu... 23
1.3.2. Xác định mục tiêu truyền thông... 23
1.3.3. Thiết kế thông điệp truyền thông... 24
1.3.4. Lựa chọn phương tiện truyền thông... 25
1.3.4.1. Kênh truyền thông trực tiếp... 25
1.3.4.2. Kênh truyền thông gián tiếp... 25
1.3.5. Xác định ngân sách truyền thông... 26
1.3.6. Xây dựng phối thức truyền thông marketing tích hợp... 27
1.3.7. Quản lý và đánh giá hiệu quả... 29
1.4. Một số xu hướng truyền thông mới hiện nay... 29
1.4.1. Mạng xã hội (social networking)... 29
1.4.2. Quảng cáo trực tuyến... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH KHÁNH HÒA... 34
2.1. Các điều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch Khánh Hòa... 34
2.1.1. Vi trí địa lý và điều kiện về khí hậu thời tiết của tỉnh Khánh Hòa... 34
2.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch... 36
2.1.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch... 36
2.1.2.2. Tiềm năng du lịch:... 37
2.1.3. Điều kiện kinh tế liên quan đến du lịch... 39
2.2. Tình hình phát triển du lịch và các hoạt động marketing trong du lịch Khánh Hòa... 41
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch Khánh Hòa... 41
2.2.2. Các hoạt động marketing trong du lịch Khánh Hòa... 43
2.3. Thực trạng xây dựng chính sách TTCĐ du lịch Khánh Hòa... 46
2.3.1. Xác định thị trường mục tiêu... 46
2.3.2. Mục tiêu truyền thông... 47
2.3.3. Thông điệp truyền thông... 47
2.3.4. Chính sách truyền thông du lịch Khánh Hòa... 47
2.3.5. Ngân sách truyền thông... 49
2.4. Đánh giá chung... 49
2.4.1. Những kết quả đạt được... 49
2.4.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân... 50
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO NGÀNH DU LỊCH KHÁNH HÒA... 51
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội... 51
3.1.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội... 51
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Khánh Hòa... 54
3.1.2. Dự báo phát triển du lịch Khánh Hòa... 55
3.2. Xây dựng chính sách truyền thông cổ động cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa... 63
3.2.1. Xác định thị trường mục tiêu... 63
3.2.2. Xác định mục tiêu truyền thông du lịch cho Khánh Hòa... 65
3.2.2.1. Xác định nhu cầu của khách hàng hiện tại và tiềm năng... 65
3.2.2.2. Biện pháp thu thập thông tin du khách... 65
3.2.2.3. Kết quả điều tra thái độ và nhu cầu của khách du lịch:... 66
3.2.3. Thiết kế và lựa chọn truyền thông cho du lịch Khánh Hòa... 67
3.2.3.1. Thiết kế truyền thông cho du lịch Khánh Hòa... 67
3.2.3.2. Thông điệp truyền thông... 70
3.2.3.3. Lựa chọn kênh truyền thông... 71
3.2.3.4. Định vị hình ảnh du lịch Khánh Hòa trên thị trường... 72
3.2.4. Thiết kế ngân sách cho chính sách truyền thông du lịch Khánh Hòa... 73
3.2.5. Đánh giá hiệu quả của chương trình truyền thông tích hợp... 73
3.2.5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế du lịch... 73
3.2.5.2. Đánh giá hiệu quả của chương trình truyền thông tích hợp... 74
3.2.6. Tổ chức và quản lý thực hiện chương trình truyền thông tích hợp... 74
3.3.Một số giải pháp và kiến nghị hỗ trợ phát triển du lịch Khánh Hòa... 76
3.3.1. Một giải pháp:... 76
3.3.2. Kiến nghị:... 78
KẾT LUẬN... 80
PHỤ LỤC 01: BẢNG BIỂU PHỤ LỤC 02: HÌNH ẢNH TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Chính phủ (2007), Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 01/6/2007, Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật du lịch số 44/2005/QH11, Hà Nội.
[2]. Quốc hội (2005), Luật du lịch số 44/2005/QH11, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng cáo du lịch,
Marketing du lịch, NXB Giao thông vận tải.
[4]. Nguyễn Văn Dung (2010), Thiết kế và quản lý Truyền thông Marketing, NXB Lao động.
[5]. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (năm 2006) Giáo trình kinh tế du
lịch, NXB lao động – xã hội.
[6]. TS. Lê Thế Giới, ThS. Nguyễn Xuân Lãn (2010), Quản trị Marketing. NXB
Giáo dục Việt Nam.
[7]. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,
NXB Giáo dục.
[8]. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[9]. Nguyễn Văn Lưu (1998), Quy hoạch Du lịch, NXB Giáo dục.
[10] Lê Hồng Lý, Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu (2010), Giáo trình Quản lý
di sản văn hóa với phát triển du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[11]. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[12]. Th.S Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2008), Marketing Du lịch, NXB
Hồng Đức.
[13]. Nguyễn Đông Phong, Trần Thị Phương Thủy (2009), Marketing du lịch địa phương, NXB Lao động.
[14]. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2003), Nghiên cứu thị trường,
trong Nguyên lý Marketing, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh: 71-96. [15]. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch Du lịch, NXB Giáo dục.
[16]. UBND tỉnh Khánh Hòa (2009), Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà đến 2020.
[17]. Barry Callen (2010), Tiếp thị và quảng bá sản phẩm, NXB Tổng hợp
TPHCM.
[18]. Capon, N.&J.M Hulbert (2001), Marketing Managament for the 21st Century, Upper Saddle River, NJ : Prentice-hall.
[19]. Stone, B. (1994), Succesful Direct Marketing Method, 5th ed., Lincolnwood, Ill : NTC Business Books, trang 7.
[20]. Cravens, D.W (1994), Strategic marketing, 4th ed., Bur Ridge, III: Irwin.
Website:
- Bách khoa toàn thư trực tuyến: www.vi.wikipedia.org - Báo du lịch Việt Nam Online: www.dulichnet.vn - Báo điện tử Vietnamnet: www.vietnamnet.vn - Báo Khánh Hòa: www.baokhanhhoa.com.vn
- Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch: www.vietnamtourism.gov.vn - Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa: www.khanhhoa.gov.vn
- Thư viện tỉnh Khánh Hòa: www.thuvienkhanhhoa.gov.vn
- Trang thông tin du lịch Khánh Hòa: www.nhatrang-travel.com - Trang quảng bá thương hiệu: www.vietnambranding.com
PHỤ LỤC 01: BẢNG BIỂU
Bảng 2.1-Tình hình phát triển nguồn khách quốc tế của Khánh Hòa
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010
Số lượng (lượt khách) 255.327 282.272 315.585 279.981 384.979 Tốc độ tăng trưởng liên
hoàn (%)
10,55 11,80 -11,28 37,50
Chỉ số (2006=100) 100 110,55 123,60 109,65 150,78
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa)
Bảng 2.2-Tình hình phát triển nguồn khách trong nước của Khánh Hòa
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010
Số lượng (lượt khách) 832.821 1.081.270 1.281.643 1.300.099 1.455.280 Tốc độ tăng trưởng liên
hoàn (%)
29,83 18,53 1,44 11,94
Chỉ số (2006=100) 100 129,83 153,89 156,11 74,74
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa)
Bảng 2.3-Tình hình phát triển doanh thu của du lịch Khánh Hòa
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010
Doanh thu du lịch 834,21 1.025 1.357 1.563 1.877 Tốc độ tăng trưởng liên
hoàn (%)
22,87 32,39 15,18 20,09
Chỉ số (2006=100) 100 122,87 162.67 87,36 225,00
Bảng 2.4-Cơ cấu nguồn khách phân theo khách quốc tế và khách trong nước
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) Tổng số khách 1.088.148 100 1.363.542 100 1.597.228 100 1.580.080 100 1.840.259 100 Quốc tế 255.327 23,5 282.272 20,7 315.585 19,8 279.881 17,7 384.979 20,1 Nội địa 832.821 76,5 1.081.270 79,3 1.281.643 80,2 1.300.099 82,3 1.455.280 79,1
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa)
Bảng 2.5-Cơ cấu khách quốc tế theo quốc tịch ở Khánh Hòa
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
TT Quốc tịch SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) I Châu Á 50.100 19,62 57.423 20,34 62.539 19,82 51.092 18,25 67.311 17,48 1 Trung quốc 10.157 4,00 12.390 4,39 14.680 4,65 10.411 3,72 11.617 3,02 2 Đài Loan 3.946 1,50 2.934 1,04 3.995 1,27 2.592 0,93 4.334 1,13 3 Nhật Bản 14.753 5,80 17.718 6,28 15.183 4,81 14.238 5,09 24.595 6,39 4 Hàn Quốc 8.574 3,40 9.346 3,31 12.218 3,87 9.271 3,31 13.812 3,59 5 Malaysia 1.028 0,40 946 0,33 983 0,31 1.001 0,36 1.569 0,41 6 Singapore 2.378 0,90 3.034 1,07 4.475 1,42 2.641 0,94 2.658 0,69 7 Thái Lan 1.645 0,60 1.582 0,56 1.474 0,47 1.735 0,62 763 0,20 8 Hồng Kông 904 0,40 2.192 0,77 1.684 0,53 1.884 0,67 2.116 0,55 9 Philipines 808 0,30 935 0,33 866 0,27 957 0,34 731 0,19 10 Khác 5.907 2,30 6.346 2,25 6.981 2,21 6.362 2,27 5.116 1,33 II Châu Mỹ 51.943 20,34 54.745 19,37 60.983 19,32 44.213 15,79 53.020 13,77 1 Mỹ 37.392 14,60 33.335 11,81 41.299 13,09 28.154 10,06 36.092 9,38 2 Canada 10.694 4,20 14.936 5,29 14.559 4,61 9.691 3,46 13.042 3,39 3 Chilê 243 0,10 1.044 0,38 810 0,26 753 0,27 1.554 0,40 4 Khác 3.614 1,40 5.430 1,93 4.315 1,37 5.615 2,01 2.332 0,61
III Châu Đại
Dương
40.791 15,98 34.270 12,14 35.081 11,12 31.345 11,20 38.943 10,12
1 Úc 29.355 11,50 27.568 9,77 28.101 8,90 27.027 9,65 31.262 8,12 2 Newzealand 6.559 2,60 5.209 1,85 3.864 1,22 1.800 0,64 6.168 1,60 3 Khác 4.877 1,90 1.493 0,52 3.116 0,99 2.518 0,90 1.513 0,39
IV Châu Âu 110.745 43,37 134.532 47,66 156.692 49,65 153.071 54,67 225.437 58,56 1 Anh 19.125 7,50 16.281 5,77 23.049 7,30 23.064 8,24 27.800 7,22 2 Pháp 19.825 7,80 24.426 8,65 26.697 8,46 23.704 8,47 33.112 8,60 3 Đức 14.192 5,60 20.093 7,12 17.763 5,63 21.462 7,67 24.003 6,23 4 Hà Lan 9.258 3,60 10.747 3,81 9.955 3,15 7.504 2,68 9.666 2,51 5 TBN 4.213 1,70 2.238 0,79 5.710 1,81 5.418 1,94 7.863 2,04 6 Ý 3.708 1,50 4.366 1,55 7.482 2,37 8.304 2,97 9.979 2,59 7 CH Séc 899 0,40 1.117 0,40 1.742 0,55 3.554 1,27 3.549 0,92 8 Nga 10.740 4,20 17.546 6,22 17.507 5,55 19.958 7,13 29.663 7,71 9 Nauy 3.236 1,30 1.386 0,49 1.913 0,61 2.534 0,91 5.478 1,42 10 Thụy Sĩ 3.903 1,50 6.553 2,32 10.000 3,17 8.097 2,89 12.875 3,34 11 Thụy Điển 4.913 1,90 7.144 2,53 10.677 3,38 8.017 2,86 11.197 2,91 12 Áo 1.913 0,70 2.933 1,04 2.679 0,85 3.839 1,37 7.645 1,99 13 Đan Mạch 4.795 1,90 4.010 1,42 7.441 2,36 3.571 1,28 7.646 1,99 14 Ailen 2.362 0,90 1.489 0,53 829 0,26 1.654 0,59 5.706 1,48