6. Bố cục luận văn
2.1.3. Điều kiện kinh tế liên quan đến du lịch
Với vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, dịch vụ phát triển, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào; Khánh Hoà đã và đang có các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao, hướng sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản; tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ cao cấp... Khánh Hoà sẽ là nơi đầu tư an toàn và phát triển.
Nhiều năm qua, Khánh Hoà là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế và thu ngân sách cao trong khu vực và cả nước. Khánh Hoà được biết tới không chỉ là địa phương có tiềm năng lớn về du lịch và các ngành kinh tế biển mà Khánh Hoà cũng là địa phương có tốc độ phát triển về công nghiệp khá. Công nghiệp, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao trong GDP và tăng nhanh. Trong đó, tỷ trọng công nghiệp chiếm 40,75%. Giá trị công nghiệp đạt 7.398 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2003; đây là năm thứ 5 công nghiệp Khánh Hoà liên tục đạt mức tăng trên 20%. Các ngành chế biến thuỷ sản, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, thuốc lá, đường, dệt may, vật liệu xây dựng; sản xuất phương tiện phục vụ nghề cá và nguyên liệu, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản là những ngành có lợi thế phát triển mạnh ở Khánh Hoà và có giá trị xuất khẩu cao…
Thời gian qua, tỉnh Khánh Hoà đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Đến nay, đã có 52 dự án đầu tư nước ngoài vào Khánh Hoà với tổng vốn đăng ký là 396,8 triệu USD. Riêng khu công nghiệp Suối Dầu, đã có 22 dự án đầu tư ( 13 dự án đầu tư nước ngoài và 09 dự án trong nước ) với tổng vốn đăng ký là 55,477 triệu USD. Hiện nay Khánh Hoà, đang khẩn trương xây dựng các khu công nghiệp Ninh Thuỷ, Nam Cam Ranh, Bắc Cam Ranh, Vạn Ninh và các khu công nghiệp vừa và nhỏ Hòn Nghe, Đắc Lộc thuộc thành phố Nha Trang, Diên Phú thuộc huyện Diên Khánh.
Một số ngành thế mạnh góp phần phát triển kinh tế của Khánh Hòa:
Ngành Thuỷ sản: Trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, toàn ngành hiện có 4.995 tàu với công suất 127.260 CV, trong đó có hơn 200 chiếc có công suất lớ để tham gia đội tàu khai thác hải sản. Những loại hải sản có trữ lượng lớn là:
tôm hùm, tôm sú, mực, cá thu, cua, ghẹ... Bên cạnh đó một số loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao được nuôi trồng và phát triển như: ngọc trai, rong sụn, cồi mai, cá mú, ốc hương, vẹm xanh, hải sâm… Diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 7.500 Ha, sản lượng thuỷ sản hàng năm khoảng 85 ngàn tấn.
Khánh Hòa được xem là tỉnh có ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển mạnh bậc nhất của cả nước. Đặc biệt với quan điểm xuất khấu thủy sản là đòn bẩy, động lực phát triển của toàn ngành nên những năm qua tỉnh đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư, phát triển cả về năng lực và công nghệ chế biến, tạo công ăn việc làm cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu.
Ngành Đóng, sửa tàu thuyền - Cảng biển: Hiện ở Khánh Hoà có 2 nhà máy lớn đóng mới và sữa chữa tàu biển tại Ninh Hoà và Nha Trang, chuẩn bị xây dựng nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh; ngoài ra còn có nhiều cơ sở đóng tàu gỗ để đánh bắt hải sản. Đặc biệt Công ty liên doanh tàu biển Hyundai Vinashin có khả năng đóng mới tàu có trọng tải đến 80.000 tấn và sữa chữa các loại tàu biển lên tới 400.000 tấn, cũng như đóng mới và sửa chữa các dàn khoan- khai thác dầu mỏ lớn, sản xuất thép đóng tàu, các loại máy thuỷ, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ.v..v..
Hệ thống cảng biển: ngoài các cảng biển hiện nay như Nha Trang, Ba Ngòi, Hòn Khói và 1 khu vực để trung chuyển dầu, thì tiềm năng phát triển cảng trung chuyển Container là rất lớn. Đến nay Quy hoạch xây dựng hệ thống cảng trung chuyển quốc tế tại bán đảo Hòn Gốm - Vịnh Văn Phong đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dự án đang được xúc tiến kêu gọi đầu tư, huy động nhiều nguồn lực. Khu vực quy hoạch Cảng trung chuyển container có vị trí gần đường hàng hải quốc tế nhất, là khu vực tránh bão tốt nhất cho tàu thuyền quốc tế, luồng lạch vào ra rộng nhất, kín gió và độ sâu tốt nhất Việt Nam (từ 15 đến 26m sâu).
Ngành sợi - dệt –may: Hiện nay Khánh Hoà có 10 công ty sản xuất trong lĩnh vực sợi dệt may với năng suất kéo sợi đạt 12.000 tấn/năm; năng suất dệt 10 triệu m vải/năm; dệt kim đạt trên 3.000 tấn/năm; trên 30 dây chuyền may, công suất 10 triệu sản phẩm/năm; Dây khoá kéo có công suất 20 triệu m/năm…Tuy còn rất nhỏ nhưng với những hạt nhân này, Khánh Hoà mong muốn sẽ xây dựng một trung tâm sợi - dệt – may của khu vực Nam Trung bộ.