Tình hình phát triển du lịch Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách truyền thông cổ động cho ngành du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 41 - 43)

6. Bố cục luận văn

2.2.1.Tình hình phát triển du lịch Khánh Hòa

a) Tình hình phát triển quy mô nguồn khách quốc tế

Theo số liệu tại Bảng 2.1-Tình hình phát triển nguồn khách quốc tế của Khánh Hòa (phục lục kèm theo): Nhìn chung ta sẽ thấy tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế đến Khánh Hòa hầu như tăng đều trong các năm 2006-2008, tốc độ tăng trường tăng trên 10%, riêng năm 2009 bị giảm do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 làm cho lượng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa giảm xuống và tăng đột biến vào năm 2010 với tốc độ tăng trường 37,5%.

b) Tình hình phát triển nguồn khách trong nước:

Khi xem xét về tình hình phát triển quy mô nguồn khách đến Khánh Hòa thì không thể bỏ qua việc phân tích tình hình phát triển nguồn khách trong nước, vì đây là nguồn khách chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn khách đến Khánh Hòa. Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tăng, người dân có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn và một phần là do Nha Trang là một thành phố đẹp, thời tiết ôn hòa quanh năm, là nơi có thể tổ chức nhiều sự kiện, hội nghị, hội thảo. Vì vậy, Khánh Hòa luôn có một lượng khách trong nước tương đối lớn và đây cũng là một tiềm năng cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Khánh Hòa nói riêng.

Qua bảng số liệu Bảng 2.2-Tình hình phát triển nguồn khách trong nước của Khánh Hòa (phục lục kèm theo): tốc độ tăng trưởng của lượng khách nội địa qua các năm giảm dần đặc biệt là năm 2009 từ 29,83% năm 2007, 18,53% năm 2008 xuống còn 1,44% vào năm 2009. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế giới vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nên kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng theo và việc chi tiêu của người dân cũng như các cuộc hội nghị, hội thảo của các tổ chức, doanh nghiệp cũng giảm để tiết kiệm chi phí, dẫn đến du lịch Khánh Hòa giảm xuống một cách trầm trọng.

c) Tình hình phát triển doanh thu của du lịch Khánh Hòa

Qua bảng số liệu Bảng 2.3-Tình hình phát triển doanh thu của du lịch Khánh Hòa (phục lục kèm theo): ta thấy, doanh thu du lịch từ năm 2006-2008 tăng nhanh, năm 2008 tăng 1.357 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 32,39%. Tuy nhiên, đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn 15,18% so với năm 2008 vì do ảnh hưởng chung của cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới. Đến năm 2010 doanh thu có đà tăng trưởng lại nhưng chậm hơn so với giai đoạn 2006-2008.

2.3.2.2 Cơ cầu nguồn khách và xu hướng biến đổi cơ cấu nguồn khách du lịch đến Khánh Hòa

a) Cơ cấu nguồn khách phân theo khách quốc tế và khách trong nước

Để phát triển du lịch Khánh Hòa, việc xác định cơ cấu nguồn khách quốc tế, khách trong nước và xu hướng biến đổi của nó để có hướng đầu tư cho các sản phẩm du lịch và loại hình du lịch phù hợp với nhu cầu của từng nguồn khách là rất cần thiết.

Theo Bảng 2.4-Cơ cấu nguồn khách phân theo khách quốc tế và khách trong nước

(phục lục kèm theo): thì tỷ trọng khách quốc tế trong những năm 2006 đến 2009 có xu hướng giảm dần trong tổng nguồn khách tới Khánh Hòa. Năm 2006 lượng khách quốc tế chiếm 23,5% đến 2009 tỷ trọng này chỉ còn 17,7% . Tuy nhiên, tỷ trọng khách du lịch nội địa lại tăng dần từ 76,5% năm 2006 lên 82,3% năm 2009. Điều này cho thấy tỷ trọng khách quốc tế trong những năm qua không ổn định, trong khi khách trong nước lại gia tăng trng tổng nguồn khách. Có nhiều lý do để giải thích:

- Sức hấp dẫn của du lịch Khánh Hòa trên thị trường du lịch quốc tế còn hạn chế, một số nước còn chưa biết đến du lịch Khánh Hòa, chưa biết các sản phẩm du lịch thế mạnh của Khánh Hòa.

- Các dịch vụ vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm còn hạn chế và kém chất lượng, chưa thỏa mãn được nhu cầu của khách quốc tế. Các di tích lịch sử, văn hóa chưa được đầu tư, tôn tạo đúng mức để tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn.

- Trong những năm này Khánh Hòa còn thiếu các khách sạn có quy mô lớn, chất lượng cao, phương tiện giao thông còn hạn chế chưa được đầu tư đúng mức. Công tác xúc tiến du lịch còn hạn chế, các hãng lữ hành chỉ tổ chức các tuor đơn thuần ở trong nước, chưa liên kết với các lữ hành nước ngoài để đưa khách quốc tế đến Khánh Hòa.

b) Cơ cấu nguồn khách quốc tế phân theo quốc tịch

Nhìn vào cơ cấu nguồn khách phân theo quốc tịch tại Bảng 2.5-Cơ cấu khách quốc tế theo quốc tịch ở Khánh Hòa (phục lục kèm theo): ta thấy lượng khách đến từ Châu Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương giảm dần từ năm 2006-2010, nhưng ngược lại du khách đến từ Châu Âu lại tăng từ 43,37% năm 2006, năm 2007 là 47,66% năm 2008 49,65%, năm 2009 54,67% và năm 2010 là 58,56%. Nguyên nhân là trong những năm qua Khánh Hòa được biết đến là địa phương có khí hậu ấm áp nên nơi đây thật là lý tưởng

cho du khách Châu Âu đến đây để tận hưởng khí hậu ấm áp khi nước họ đang là mùa đông. Đặc biệt là du khách đến từ Nga, Pháp, Đức và Italia…

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách truyền thông cổ động cho ngành du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 41 - 43)