Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách truyền thông cổ động cho ngành du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 93)

6. Bố cục luận văn

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Khánh Hòa

* Mục tiêu chung:

Về kinh tế: Từ nay đến đến năm 2020 du lịch Khánh Hoà phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra. Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực.

Về văn hoá - xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cả nước và trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Về môi trường: Phát triển du lịch Khánh Hoà giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn .

Về an ninh quốc phòng, trât tự an toàn xã hội : Khánh Hoà là tỉnh duyên hải có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng vùng biển đảo đối với khu vực và cả nước vì vậy phát triển du lịch Khánh Hoà nhằm góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện.

* Các chỉ tiêu cụ thể:

Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch: phấn đấu năm 2015 đón 2.300 ngàn lượt trong đó có gần 900 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2020 đón được 3.400 ngàn lượt khách trong đó có khoảng 1.400 ngàn lượt khách quốc tế.

Thu nhập từ du lịch: Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn đấu năm 2015 khoảng 5.000 tỷ VNĐ (doanh thu du lịch 3.200 tỷ); năm 2020 đạt 10.700 tỷ VNĐ (doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ); đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2015 đạt 2.400 tỷ (9,94%) và năm 2020 đạt gần 5.000 tỷ VNĐ ( chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh).

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấphệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 2.200 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao; năm 2020 đạt gần 21.000 phòng với hơn 15.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao . Nhu cầu vốn đầu tư cho cả giai đoạn cần khoảng 23.100 tỷ VNĐ, trong đó năm 2010 đã đầu tư 4.500 tỷ VNĐ, với khoảng 1.350 tỷ (chiếm 30%) đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, tôn tạo môi trường...; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 8.500 tỷ VNĐ, với gần 1.700 tỷ (chiếm 20%)đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực tôn tạo môi trường... ; giai đoạn 2016 - 2020 gần 10.100 tỷ VNĐ, với khoảng 2.000 tỷ ( chiếm 20%) đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng du lịch xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, môi trường...

Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo hơn 60.000 lao động (trong đó có khoảng 20.000 lao động trực tiếp) và năm 2020 có hơn 113.000 lao động (trong đó có hơn 38.000 lao động trực tiếp).

3.1.2. Dự báo phát triển du lịch Khánh Hòa

Dự báo về khách du lịch của Khánh Hoà đến năm 2020, cụ thể trong các bảng sau:

Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Khánh Hoà Phương án Hạng mục 2010 2015 2020 Tổng số lượt khách đến (ngàn) 1.350,00 2.100,00 3.000,00 Khách Tổng số lượt khách (ngàn) 450,00 800,00 1.250,00 Phương án 1

tế Tổng số ngày khách

(ngàn) 1.125,00 2.080,00 3.750,00

Khách Tổng số lượt khách

(ngàn) 900,00 1.300,00 1.750,00

nội Ngày lưu trú trung bình 2,0 2,1 2,3

địa Tổng số ngày khách

(ngàn) 1.800,00 2.730,00 4.025,00

Tổng số lượt khách đến (ngàn) 1.500,00 2.300,00 3.400,00

Khách Tổng số lượt khách

(ngàn) 500,00 900,00 1.400,00

quốc Ngày lưu trú trung bình 2,5 2,6 3,0

tế Tổng số ngày khách

(ngàn) 1.250,00 2.340,00 4.200,00

Khách Tổng số lượt khách

(ngàn) 1.000,00 1.400,00 2.000,00

nội Ngày lưu trú trung bình 2,0 2,1 2,3 Phương án 2 địa Tổng số ngày khách (ngàn) 2.000,00 2.940,00 4.600,00 Tổng số lượt khách đến (ngàn) 1.700,00 2.700,00 4.100,00 Khách Tổng số lượt khách (ngàn) 550,00 1.000,00 1.700,00

quốc Ngày lưu trú trung bình 2,5 2,6 3,0

tế Tổng số ngày khách

(ngàn) 1.350,00 2.600,00 5.100,00

Khách Tổng số lượt khách

(ngàn) 1.150,00 1.700,00 2.400,00

nội Ngày lưu trú trung bình 2,0 2,1 2,3

Phương án 3

địa Tổng số ngày khách

(ngàn) 2.300,00 3.570,00 5.520,00

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

Hiện nay ở nước ta đang dùng đồng thời 2 chỉ tiêu: Doanh thu du lịch và thu nhập du lịch. Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu do các cơ sở dịch vụ của ngành du lịch thu được từ khách du lịch, còn thu nhập du lịch là tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như: Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí v.v... Như vậy thu nhập du lịch là tất cả những khoản thu mà cả xã hội thu được từ khách du lịch. Thông thường thu nhập du lịch lớn hơn nhiều so với doanh thu du lịch nhưng do công tác thống kê gặp nhiều hạn chế nên phần lớn các địa phương mới chỉ

tính được doanh thu du lịch nên không phản ánh hết đóng góp của ngành du lịch cho kinh tế địa phương.

Tổng cục Du lịch đã dùng chỉ tiêu thu nhập du lịch trong báo cáo tình hình hoạt động của ngành lên các cơ quan hữu quan, tuy nhiên trong nội dung quy hoạch này vẫn đề cập chỉ tiêu phát triển Doanh thu để làm cơ sở quản lý và định hướng cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà.

Dự kiến Doanh thu du lịch đến năm 2015 đạt 3.200 tỷ đồng, trong đó từ khách quốc tế là 2.270 tỷ đồng; và đến năm 2020 đạt trên 7.000 tỷ đồng, trong đó từ khách quốc tế là 5.250 tỷ đồng.

Về mức chi tiêu trung bình: Trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 1.168.000 đồng, một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 384.000 đồng. Trong những năm tới, khi được đầu tư để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chất lượng các dịch vụ không ngừng được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên.

Tương ứng với mức chi tiêu của khách du lịch, dự kiến mức độ chi tiêu của khách du lịch và tổng thu nhập của ngành du lịch Khánh Hoà trong từng giai đoạn được tính toán và trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.2: Dự báo thu nhập du lịch của Khánh Hoà

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Phương án Loại thu nhập 2010 2015 2020

Loại thu nhập 2.250,000 4.638,400 9.454,000 - Từ khách quốc tế 1.530,000 3.328,000 7.200,000 Phương án 1 - Từ khách nội địa 640,000 1.310,400 2.254,000 Loại thu nhập 2.500,000 4.951,360 10.640,000 - Từ khách quốc tế 1.700,000 3.520,000 8.064,000 Phương án 2 - Từ khách nội địa 800,000 1.431,360 2.576,000 Loại thu nhập 2.790,000 5.713,600 12.883,200 - Từ khách quốc tế 1.870,000 4.000,000 9.792,000 Phương án 3 - Từ khách nội địa 920,000 1.713,600 3.091,200 Nguồn: Viện NCPT Du lịch

- Dự kiến trung bình một ngày, mỗi khách du lịch chi tiêu như sau:

Giai đoạn 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 Khách quốc tế 1.360.000 1.600.000 1.920.000 Khách nội địa 400.000 480.000 560.000

Về cơ cấu chi tiêu của khách: Khách du lịch đến Khánh Hoà có cơ cấu chi trong giai đoạn 2006 - 2010 như sau: chi cho lưu trú 40%, ăn uống 27,8% và chi cho dịch vụ (mua sắm, đi lại, sử dụng các dịch vụ bổ sung khác) 32,2%. Như vậy khách du lịch chi chủ yếu cho 2 dịch vụ chính là ăn uống và lưu trú (67,8% tổng chi tiêu), trong thòi gian tới, việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu của khách theo hướng tăng tỷ trọng của các dịch vụ là một yếu tố quan trọng nhằm tăng thêm chi tiêu của du khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch và thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách trong quá trình đi du lịch. Muốn vậy cần đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách và lưu giữ khách dài ngày hơn.

Với đặc thù của Khánh Hoà, có thể dự kiến cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.3: Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hoà

2010 2015 2020 Loại dịch vụ Tỉ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Ăn uống 26,0 650,000 24,0 1.188,326 22,0 2.340,800 Lưu trú 37,0 925,000 35,0 1.732,976 32,0 3.404,800 Mua sắm 10,0 250,000 11,0 544,650 12,0 1.276,800 Vận chuyển du lịch 12,0 300,000 14,0 693,190 16,0 1.702,400 Dịch vụ khác 15,0 375,000 16,0 792,218 18,0 1.915,200 Tổng cộng 100,0 2.500,000 100,0 4.951,360 100,0 10.640,000 Nguồn: - Viện NCPT Du lịch.

Tỉ trọng GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh: Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng doanh thu của ngành du lịch, khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của Khánh Hoà theo các phương án được trình bày ở bảng 4.

Nhu cầu đầu tư : Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Khánh Hoà đến năm 2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch

v.v... giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn được căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tư.

Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế của Tỉnh Khánh Hoà được xác định trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 là 4,0. Đối với ngành du lịch, do thời gian đầu phải đầu tư mạnh cho hạ tầng du lịch và đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nên dự kiến chỉ số ICOR du lịch là 3,5 cho thời kỳ 2011 - 2020.

Bảng 3.4: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Khánh Hoà

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2010 2015 2020

1. Tổng giá trị gia tăng GDP Tỷ đồng

VN 13.226,00 23.834,00 43.913,00

của tỉnh (1). Triệu

USD 1.202,36 2.166,77 3.992,09 2. Nhịp độ tăng trưởng GDP của

tỉnh (1). %/năm 12,0 12,5 13,0

3. Tổng giá trị gia tăng GDP Tỷ đồng

VN 5.753,3 11.202,0 20.639,1 các ngành dịch vụ (PA2) (1) Triệu

USD 523,0 1.018,4 1.876,3 4. Tỷ lệ GDP các ngành dịch vụ so với tổng GDP của tỉnh (1) % 43,5% 47,0% 47,0% 5. Nhịp độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ của tỉnh (1). %/năm 16,0 14,0 13,7 6. Tổng giá trị GDP của ngành du lịch Khánh Hoà: - Phương án 1 Tỷ đồng 1.082,037 2.219,470 4.497,746 - Phương án 2 Tỷ đồng 1.202,267 2.369,224 5.061,980 - Phương án 3 Tỷ đồng 1.341,725 2.733,962 6.129,178 7. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch: - Phương án 1 %/năm 16,72 15,45 15,17 - Phương án 2 %/năm 19,21 16,39 15,54 - Phương án 3 %/năm 21,85 17,52 15,72 8. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP toàn tỉnh: - Phương án 1 % 8,18% 9,31% 10,24% - Phương án 2 % 9,09% 9,94% 11,53% - Phương án 3 % 10,14% 11,47% 13,96% 9.Hệ số ICOR toàn tỉnh (1). - 4,0 4,0 4,0 10. Hệ số ICOR cho du lịch. - 4,0 3,5 3,5 - Phương án 1 Tỷ đồng 3.400 5.800 11.600 - Phương án 2 Tỷ đồng 4.500 8.500 10.100

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2010 2015 2020

- Phương án 3 Tỷ đồng 5.000 7.000 17.300

Nguồn: - (1) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020. - Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Theo cách tính toán trên, kết quả cho thấy ngành du lịch Khánh Hoà cần đầu tư thời kỳ 2006 - 2010 là 3.400 tỷ đồng theo phương án 1; 4.500 tỷ đồng theo phương án 2 và 5.000 tỷ đồng theo phương án 3. Thời kỳ này một mặt cần đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú đã có, mặt khác cần tập trung đầu tư vào các cơ sở vui chơi - giải trí, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo và các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Thời kỳ 2011 - 2020 Du lịch Khánh Hoà cần được đầu tư khoảng 17.400 tỷ đồng theo phương án 1; 18.600 tỷ đồng theo phương án 2 và 24.300 tỷ đồng theo phương án 3. Thời kỳ này tiếp tục đầu tư có chiều sâu vào các cơ sở dịch vụ du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao.

Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho hạ tầng du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch...chiếm trung bình khoảng gần 25%. Vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn - nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác, phát triển loại hình du lịch.v.v... cần phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết. v.v...

Bảng 3.5: Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Phương án Số

TT Nguồn vốn I II (chọn) III

1 Vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách (25%) 5.200,0 5.775,0 7.325,0 2 Vốn đầu tư của các DN du lịch trong tỉnh

(10%) 2.080,0 2.310,0 2.930,0

3 Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế

(30%) 6.240,0 6.930,0 8.790,0

4 Vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA...

25%) 5.200,0 5.775,0 7.325,0

5 Các nguồn khác (10%) 2.080,0 2.310,0 2.930,0

Tổng cộng (100%) 20.800,0 23.100,0 29.300,0

Nhu cầu phòng lưu trú: Đầu tư cho hệ thống cơ sở lưu trú đòi hỏi lượng vốn lớn nên cần tính toán để đảm bảo đủ cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Khánh Hoà, tránh đầu tư dàn trải gây hiện tượng thừa cục bộ, gây lãng phí vốn đầu tư. Việc dự báo nhu cầu phòng lưu trú có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, số ngày lưu trú bình quân, hệ số sử dụng chung phòng và công suất sử dụng phòng trung bình. Số lượng phòng lưu trú được tính toán theo công thức sau :

(Số lượt khách) x (Số ngày lưu trú trung bình) Số phòng cần có = ________________________________________________________

(365 ngày x (Công suất sử dụng x (hệ số sử dụngtrong năm) phòng trung bình năm) chung phòng)

Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Khánh Hoà giai đoạn 2006- 2010 là gần 2,4 ngày đối với khách quốc tế và 1,9 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn, cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, chắc chắn ngày lưu trú trung bình của khách sẽ tăng lên đáng kể. Dự kiến đến năm 2015 ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa là 2,1 ngày và của khách du lịch quốc tế 2,6 ngày.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách truyền thông cổ động cho ngành du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 93)