Kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách về ODA

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 110)

về ODA

Năng lực tổ chức và quản lý ODA, đặc biệt là ở cấp địa phương hiện còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý dự án chưa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng và thiếu tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, chưa có các biện pháp khuyến khích hữu hiệu về lương, đãi ngộ... cho các cán bộ làm dự án trong khi đòi hỏi họ về trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý rất cao. Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả dự án sử dụng ODA.

Trước tình trạng này, chính phủ và các nhà tài trợ đang hợp tác tích cực để tăng cường năng lực trong lĩnh vực này thông qua nhiều hình thức khác nhau như đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế, truyền thông những thực tế tốt trong hoạt động quản lý và sử dụng ODA…

Thời gian qua trong khuôn khổ các chương trình, dự án ODA, một đội ngũ khá đông đảo cán bộ đã được đào tạo và huấn luyện về công tác quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA. Tuy nhiên, việc đào tạo này thiếu bài bản, không chuyên nghiệp và thiếu thường xuyên. Do vậy, trong thời gian tới cần có một chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp. Đây cũng là một nội dung trong Chương trình nâng cao năng lực toàn diện về quản lý ODA tại Việt Nam (CCBP) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện trong thời gian 3 năm, từ 2005-2008. Mục tiêu tổng thể: Phát triển năng lực toàn diện hệ thống quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA của Chính phủ góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA, thúc đẩy đầu tư công, hỗ trợ hơn nữa công cuộc phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo.

Mục đích Chương trình:

- Hoàn thiện khung thể chế và pháp lý trong quản lý ODA theo hướng tinh giản, phân quyền và phân cấp;

- Nâng cao năng lực toàn diện cho các cơ quan quản lý và thực hiện chương trình/dự án ODA, đảm bảo tính bền vững của việc nâng cao năng lực;

- Giới thiệu và áp dụng các phương thức hỗ trợ mới bao gồm các công cụ, phương pháp, cách tiếp cận theo hướng sử dụng hệ thống của Chính phủ để nâng cao hiệu quả viện trợ.

Chương trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì với sự tài trợ của Nhật bản, Ngân hàng thế giới và Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến. Cho đến nay, chương trình vẫn tiếp tục được triển khai đồng bộ tại các bộ, ngành và địa phương nhằm hướng tới nâng cao chất lượng quản lý các dự án ODA thông qua việc hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng của thể chế, cơ cấu tổ chức quản lý ODA, các dự án ODA và đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý các dự án ODA.

Tiểu kết chƣơng 3

Với thực tế trong hơn 10 năm tiếp nhận ODA EU, công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA còn thể hiện những bất cập, như hệ thống văn bản pháp quy trong nước, đặc biệt giữa ODA và đầu tư công, chưa đồng bộ; Quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ còn thiếu hài hòa; Năng lực cán bộ quản lý và sử dụng ODA ở các cấp, nhất là ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng; công tác theo dõi và đánh giá các chương trình và dự án ODA trong bối cảnh phân cấp chưa được các Bộ, ngành và địa phương quan tâm đúng mức… Từ đó gây ra tình trạng tham nhũng, lãng phí. Đây cũng là những nguyên nhân chủ yếu làm cho một số chương trình và dự án ODA chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bởi vậy, việc xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh, đẩy lùi tham nhũng, nâng cao hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, hài hoà hoá thủ tục, phối hợp đồng bộ trong giải ngân, xây dựng định hướng các lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cũng như nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn này cần được giải quyết nhanh chóng nhằm tăng tính hiệu quả sử dụng ODA.

Các hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ đang giúp Việt Nam cải thiện việc thu hút và sử dụng ODA, làm cho nguồn lực này phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn đối với sự nghiệp phát triển của Việt Nam cũng như hỗ trợ vượt qua những thách thức đặt ra trong giai đoạn phát triển mới.

KẾT LUẬN

Với vai trò là một trong những nhà tài trợ hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam, EU thực hiện các hoạt động hỗ trợ trên cơ sở Đồng thuận Châu Âu về Phát triển và Gắn kết chính sách vì phát triển. Trên cơ sở đó, các hoạt động hỗ trợ hướng tới trợ giúp các khu vực cũng như lĩnh vực ưu tiên, nhằm giúp các nước nghèo đạt các mục tiêu thiên niên kỷ.

Với Việt Nam, kể từ khi hai bên ký kết Hiệp định khung về hợp tác phát triển (1995), mức ODA của EU dành cho Việt Nam đã tăng đáng kể, tập trung vào các lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, y tế, môi trường... Các dự án của EU rất hiệu quả, thiết thực và có tác dụng rõ rệt, đóng góp đáng kể trong hỗ trợ Việt Nam xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế... Hỗ trợ phát triển chính thức của EU và các nước thành viên thực sự đã có những tác động tích cực trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội Việt Nam.

Tuy vậy, trong thời gian tới, nguồn vốn từ khu vực này dự báo sẽ có những thay đổi. Trong buổi lễ Công bố Sách Xanh 2009 về hợp tác phát triển giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam ngày 02-06-2009, Đại sứ Sean Doyle, Trưởng Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam cho biết EU sẽ tiếp tục tăng cường các khoản vay ODA cho Việt Nam, cho dù Việt Nam đang tiến sát ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình. Đại sứ cho biết EC và một số quốc gia thuộc EU sẽ tăng các khoản hỗ trợ hằng năm 20% từ nay đến năm 2013. "Việt Nam sẽ trở thành một nước có thu nhập trung bình. Nhưng điều này không có nghĩa các khoản hỗ trợ ODA giảm ngay lập tức. Do khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu đã làm tình hình nghèo đói phức tạp thêm, các nhà tài trợ vẫn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam".

Đại diện phía EU cũng bày tỏ, “Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp tục cho thấy tính cần thiết của hoạt động hợp tác phát triển hiệu quả, Việt

Nam duy trì vị trí tiên phong trong chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ quốc tế. EU vẫn cam kết đầy đủ trong những nỗ lực quốc tế để tăng tính hiệu quả viện trợ thông qua sự phối hợp và hài hòa hóa tốt hơn hoạt động hợp tác phát triển với các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam.” Tuy nhiên, tại Hội nghị CG sắp tới, EU sẽ đề cập quá trình giảm dần hỗ trợ ODA cho Việt Nam theo quy trình cũ, khi Việt Nam chuẩn bị tiến tới ngưỡng trở thành nước thu nhập trung bình. Khi Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình, các nhà tài trợ sẽ chuyển đổi dần hình thức hỗ trợ, có thể thông qua các tổ chức phi chính phủ hơn là hình thức hỗ trợ chính phủ trực tiếp.

Trên cơ sở những dự báo đó, Việt Nam cần có những bước chuẩn bị kỹ càng để đối mặt với xu hướng giảm dần nguốn vốn ODA - một trong những nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Carlo Altomonte, Mario Nava (2004), Kinh tế và chính sách của EU

mở rộng, Nxb. Chính trị Quốc gia.

2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nxb. Lao động xã hội.

3. Trần Nam Bình (2005), “Hỗ trợ phát triển chính thức. Nguồn vốn quan trọng cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu

Á - Thái Bình Dương, (số 16).

4. Lê Thanh Bình (2002), Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia.

5. Bộ Ngoại giao, Học viện Quan hệ quốc tế (2006), Giáo trình quan hệ kinh

tế quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia.

6. Vũ Minh Giang (2005), “Tăng trưởng, hội nhập quốc tế và xóa đói giảm nghèo những vấn đề đang đặt ra ở Việt Nam”, Việt Nam và tiến trình

gia nhập WTO, Nxb. Chính trị quốc gia.

7. Hoàng Hải (1996), “Mấy vấn đề về vốn ODA vào Việt Nam của các nước Tây Bắc Âu”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (số 6).

8. Nguyễn Trung Hiếu (2005), “Tăng cường công tác quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA”, Tạp chí Tài chính, (số 18).

9. Nguyễn Trung Hiếu (2005), “Hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA”, Tạp chí Tài chính, (số 21).

10.Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà (2004), Quan hệ kinh tế Việt Nam -

Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb. Khoa học xã hội.

11.Hoàng Xuân Hoà (2005), “Hỗ trợ phát triển chính thức của Anh cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (số 5).

12.Hoàng Xuân Hoà (2006), “Kinh nghiệm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của một số nước ở châu Á” Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế

13.Trần Thị Thanh Huyền (2009), “Những ưu tiên trong chính sách cung cấp ODA của EU và một số nước thành viên”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, (số 106).

14.Thuý Mơ (2005), “Còn nhiều khó khăn trong giải ngân vốn ODA”,

Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (số 20).

15.Ngân hàng Thế giới (1999), Đánh giá hỗ trợ - khi nào có tác dụng, khi nào

không và tại sao, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.

16.Vũ Thị Kim Oanh (2006), “Hỗ trợ phát triển chính thức- Xu hướng vận động trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối

ngoại, (số 20).

17.Đoàn Ngọc Phúc (2005), “Nâng cao khả năng thu hút, giải ngân và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á

- Thái Bình Dương, (số 25).

18.Bùi Tiến Quý (2005), Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, Nxb. Lao động. 19.Tôn Thanh Tâm (2006), “Thấy gì qua con số cam kết ODA năm 2006”,

Tạp chí Tài chính, (số 497).

20.Võ Thanh Thu (2005), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb. Thống kê.

21.Nguyễn Văn Trình (chủ biên) (2006), Kinh tế đối ngoại Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

22.Phạm Thị Tuý (2005), “Giải ngân vốn ODA của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục”, Tạp chí Những vấn đề

kinh tế thế giới, (số 109).

23.Phạm Thị Tuý (2006), “Phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam. Vai trò không thể phủ nhận của ODA”, Tạp chí Tài chính, (số 496).

24.Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Thâm nhập thị trường EU, những điều cần biết, Nxb. Thống kê.

25.Viện Nghiên cứu Châu Âu (2005), Các nước Đông Âu gia nhập EU và những tác động tới Việt Nam,

26.Đinh Quý Xuân (2005), Kinh tế - Xã hội Việt Nam trước thềm hội nhập,

Nxb. Thống kê, .

Tiếng Anh

27.OECD (2004), Mobilizing investment for development: the role of ODA

The 1993-2003 experience in Vietnam, Department of Economics,

Working papers on international investment.

Các websites

28.http://www.actionaid.org.vn - website của tổ chức phi chính phủ Actionaid tại Việt Nam

29.http://www.adb.org - website của Ngân hàng Phát triển châu Á

30.http://www.amchamvietnam.com - website của Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam

31.http://caicachhanhchinh.gov.vn - website Cải cách hành chính của Bộ Nội vụ Việt Nam

32.http://www.chinhphu.vn - Trang điện tử của chính phủ Việt Nam

33.http://chongbanphagia.vn - website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

34.http://www.cpv.org.vn - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

35. http://www.dad.mpi.gov.vn - website Cơ sở dữ liệu trợ giúp Phát tiển của Việt Nam

36.http://www.delvnm.ec.europa.eu - website của Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam

37.http://ec.europa.eu - website của Uỷ ban Liên minh Châu Âu

38.http://www.gtz-mnr.org.vn – website của tổ chức phi chính phủ Đức tại Việt Nam 39.http://www.gret.org.vn – website của tổ chức phi chính phủ Gret tại Việt Nam 40.http://www.isgmard.org.vn - website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn

42.http://www.molisa.gov.vn - website của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

43.http://www.mpi.gov.vn - website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

44.http://www.nciec.gov.vn - website của Uỷ ban Hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Công thương

45.http://www.ngocentre.org.vn - website của Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

46.http://www.nhatviet.net - website Câu lạc bộ Giao lưu lỹ thuật Nhật Việt 47.http://www.nzaid.govt.nz - website Uỷ ban Viện trợ và Phát triển Quốc tế

của New Zeland

48.http://www.oecd.org - website của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 49.http://www.tapchicongsan.org.vn - website Tạp chí Cộng sản

50.http://tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn - website của Tạp chí Kinh tế dự báo 51.http://www.un.org.vn/ - website của Liên Hợp Quốc

52.www.worldbank.org - website của Ngân hàng Thế giới 53.http://www.xaydung.gov.vn - website của Bộ Xây dựng

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)