Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 80)

Theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, phát triển nguồn nhân lực được quy là một trong các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA. Để tăng cường tính độc lập của Việt Nam trong quá trình tiếp nhận hỗ trợ nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, ngoài việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, việc phát triển nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò quyết định. Đến nay, tổng nguồn vốn ODA của EU cho giáo dục và đào tạo ước

chiếm khoảng 8,5-10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học như: Dự án ODA hỗ trợ cải cách giáo dục tiểu học, trung học và đại học, dự án đào tạo nghề. Một số lượng đáng kể sinh viên Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài, thông qua các chương trình học bổng của EU và các nước thành viên. Hiện EU đang tiếp tục tài trợ giai đoạn hai cho chương trình học bổng Erasmus Mundus - một chương trình hợp tác và du học trong lĩnh vực giáo dục sau đại học với tổng ngân sách dự tính là 950 triệu euro. Niên khóa 2009-2010, Ủy ban Châu Âu phê duyệt lựa chọn 49 học viên Việt Nam (44 sinh viên và 5 nghiên cứu sinh) nhận học bổng Erasmus Mundus. Chương trình bắt đầu triển khai từ năm 2004, đến nay đã có 146 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam nhận được học bổng này. Bên cạnh đó, hàng năm các nước thành viên EU còn cung cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam qua các chương trình học bổng chính phủ như học bổng Chevening, Học bổng Phát triển quốc tế của Anh, học bổng Evariste Galois, học bổng hợp tác vùng (Vùng Ile–de-France, vùng Poitou- Charentes), học bổng của các cơ quan, tổ chức chuyên ngành (Petro Vietnam, Vietnam Airlines) của Pháp, học bổng của Cơ quan Trao đổi Hàn Lâm Đức (DAAD)... Nhờ vậy, thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng các quốc gia và chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc được cải thiện hằng năm (theo Báo cáo Liên Hợp Quốc về tình hình phát triển con người năm 2007- 2008).

Ngoài ra, các dự án nằm trong chương trình hỗ trợ giáo dục là Dự án đào tạo phiên dịch, Dự án Hợp tác nghe nhìn, Dự án đào tào nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Các dự án này bước đầu thu được những kết quả ban đầu khá khả quan: hỗ trợ đào tạo được gần 400 cán bộ, cung cấp trang thiết bị cho các cơ quan Nhà nước với hệ thống loa, đài, tai nghe, máy tính… hiện đại, phục

vụ cho công tác quản lý Nhà nước được hiệu quả. Bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhau và qua thực tế thực hiện dự án, nhiều cán bộ của Việt Nam từ cấp cơ quan quản lý vĩ mô tới các Ban quản lý dự án đã làm quen và tích luỹ được kinh nghiệm thực hiện và quản lý nguồn vốn ODA.

Đặc biệt, Dự án Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Dự án Thị trường lao động, Hợp tác các dự án nhỏ Việt Nam - EC, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến trên thế giới, phương pháp tiếp cận với thông tin nhanh nhạy hơn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thị trường xuất khẩu hàng hóa sang EU, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định khắt khe của EU khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này. Ngày 06-10-2009 vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban châu Âu, Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam đã kí kết dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, trị giá gần 2 triệu euro. Trong tổng số vốn của dự án, Chương trình thay đổi châu Á của Ủy ban châu Âu tài trợ 1,6 triệu euro, phần còn lại là đồng tài trợ của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO). Đây là một chương trình hành động chung của Chính phủ và tất cả 14 tổ chức Liên Hợp Quốc có mặt tại Việt Nam. Theo đó, dự án giúp cải thiện về môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Từ đó mở rộng, củng cố các quan hệ hợp tác nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp về các tiêu chuẩn môi trường và xã hội. Dự án sẽ góp phần vào sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, đồng thời là cơ sở giúp chính phủ Việt Nam xây dựng chính sách trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020.

Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam 2004-2008 vừa kết thúc với số vốn 10,8 triệu euro hỗ trợ của EU. Mục tiêu tổng quát của dự án nhằm “nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Việt Nam”, giúp chính phủ và các doanh nghiệp du lịch có khả năng duy trì bền vững chất lượng và số lượng đào tạo sau khi dự án kết thúc. Đối tượng của dự án gồm các nhân viên lao động nghề, các giáo viên, đào tạo viên cũng như các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp và các trường du lịch. Trong khuôn khổ dự án, các đối tượng thụ hưởng được trang bị các phương pháp phân tích, cách thức thành lập Ban chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực du lịch cấp địa phương, định hướng thị trường, cách thành lập phiếu điều tra khảo sát. Kết quả, 1.700 cán bộ điều hành đến từ khu vực tư nhân đã được đào tạo để truyền thụ những kỹ năng cho nhân viên của mình nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn tay nghề mới được thiết lập [41].

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 80)