Một số giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả ODA của EU

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 100)

Tính từ năm 1994 là năm đầu tiên Việt Nam nhận được vốn ODA đến nay là 15 năm. Nguồn vốn ODA được huy động từ 20 nhà tài trợ, trong đó nổi lên các nhà tài trợ chủ yếu là EU, Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.

Trong 15 năm, thông qua các ký kết vốn ODA đạt tới 11.818 triệu đô la Mỹ (trong đó vốn nước ngoài là 8.028 triệu đô la Mỹ, còn lại là vốn đối ứng trong nước) đã mang lại tác dụng lớn lao thay đổi cơ bản bộ mặt hạ tầng kinh tế với 99 dự án, trong đó 68 dự án đã hoàn thành với tổng mức đầu tư là 3.580 triệu đô la Mỹ.

Năm 2009, bất chấp nhiều sự trục trặc trong việc tiếp nhận và thực hiện nguồn vốn ODA, Việt Nam vẫn nhận được cam kết đầu tư mạnh mẽ từ các nhà tài trợ với số vốn 5,01 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, cũng có thể, sau chiều hướng cam kết ODA ưu đãi của các nhà tài trợ đạt đến đỉnh điểm, trong những năm tới, nguồn vốn này sẽ ít dần cho đến khi chấm dứt hẳn, khi nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi ngưỡng của một quốc gia nghèo.

Trong khi đó nhu cầu xây dựng các công trình bằng nguồn vốn này vẫn đang lớn. Trong thời gian ít ỏi còn lại đón nhận nguồn vốn, vấn đề quan trọng là phải làm thế nào tìm ra biện pháp để sử dụng hữu hiệu nhất. Nên chăng biện pháp này bắt đầu từ việc Chính phủ rà soát lại các dự án, các nhu cầu để rót nguồn vốn vào những công trình thực sự có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế dựa trên sự quy hoạch cụ thể và phù hợp về chiến lược phát triển giao thông. Không nên coi ODA như một thứ trời cho để dàn trải đồng đều. Càng không nên coi ODA là nguồn hỗ trợ thuần túy, dẫn đến sử dụng kém hiệu quả, lãng phí không trả được nợ và cuối cùng là bị lệ thuộc vào bên ngoài.

Tuy chính phủ đã phân cấp các hạng mục công trình theo quy mô cho địa phương và trung ương nhưng vấn đề kiểm soát và điều hành nguồn vốn này rất quan trọng, đòi hỏi cần có người và cơ quan đủ năng lực để điều hành và kiểm soát. Đây chính là điều kiện cần thiết để ngăn chặn bàn tay đen lợi dụng kẽ hở trong việc quản lý và thực hiện vốn ODA để thao túng, tham nhũng.

Thu hút, tranh thủ tối đa nguồn vốn từ bên ngoài như ODA là cần thiết song quan trọng hơn cả là điều phối và sử dụng ra sao để nguồn vốn này được sử dụng có hiệu quả và có trách nhiệm để tránh việc gánh chịu “cái giá phải trả cho sự thất bại”.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)