Đẩy mạnh công tác chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 103)

Sự cố PMU 18 cùng hành động ngừng cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức của chính phủ Nhật Bản cộng với vụ tập đoàn PCI (Pacific Consultants International) của Nhật đã hối lộ đến 15% giá trị dự án cho quan chức Việt Nam để được trúng thầu dự án đại lộ Đông Tây (theo http://www.amchamvietnam.com) đã gióng lên một hồi chuông về tình trạng tham nhũng trong các dự án sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong những năm qua. Những vụ việc trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến lòng tin của các nhà tài trợ quốc tế. Đại diện phía EU bày tỏ: "Việt Nam còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực cải cách hành chính công. EU chờ đợi những chủ trương lãnh đạo của Chính phủ, có thể dưới dạng một kế hoạch hành động cụ thể để giúp các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương xác định những ưu tiên và thực thi có hiệu quả những hoạt động chủ chốt. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm trong lĩnh vực tài chính sẽ góp phần giảm thiểu khả năng tham nhũng". Trước thực tế đó, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cũng như những hành động cụ thể nhằm củng cố lòng tin của các nhà tài trợ quốc tế. Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn trân trọng từng đồng vốn ODA và bảo đảm thực hiện các cam kết

với trách nhiệm cao với các nhà tài trợ. Chính phủ Việt Nam cam kết nỗ lực và tập trung chỉ đạo để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn ODA.

Tại cuộc họp Nhóm các nhà tài trợ quốc tế năm 2009 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Nhân danh Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tôi khẳng định chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng. ODA của các nhà tài trợ là tiền đóng góp của nhân dân các bạn và là nguồn vốn vay ưu đãi. Vì vậy, chúng tôi phải có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này để thế hệ trẻ của Việt Nam sau 30-40 năm nữa không phải lên án thế hệ trước đã vay mượn và sử dụng không hiệu quả nguồn vốn nước ngoài”.

Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã có những hành động tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng. Việt Nam đã có nhiều cải cách thủ tục để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, việc ban hành các luật Đầu tư, Doanh nghiệp, Đấu thầu, Xây dựng… và các nghị định hướng dẫn thi hành các bộ luật này nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam.

Liên quan đến vụ tham nhũng ở PMU18 mà đông đảo các nhà tài trợ nêu ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chính phủ Việt Nam sẽ làm đến cùng, xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội và công bố cho toàn dân biết. Các cơ quan kiểm toán của Việt Nam sẽ kiểm toán những dự án ở PMU18, nếu phát hiện sai sót sẽ yêu cầu nhà thầu sửa chữa để bảo đảm cho các công trình sử dụng vốn ODA không bị ảnh hưởng chất lượng”.

Chính phủ cũng đã đề ra 5 biện pháp cụ thể chống tham nhũng gồm: đẩy mạnh minh bạch, mở rộng dân chủ để nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng giám sát công tác đầu tư và sử dụng nguồn vốn, xử lý nghiêm minh phạm tội, xây dựng đội ngũ phòng chống tham nhũng, cải cách tiền lương. Các biện pháp này đã và đang được các bộ ngành có liên quan nghiêm túc thực thi.

Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện các biện pháp đồng bộ hóa, minh bạch hóa và tăng cường giám sát trong quy trình thu hút và sử dụng ODA để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Có thể nói, việc thông qua Nghị

định 131 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA được xem là cam kết rõ ràng nhất của Việt Nam đối với các nhà tài trợ. Nghị định này phân cấp mạnh mẽ việc quản lý, sử dụng và bố trí nguồn vốn ODA, yêu cầu chủ trương trình hay dự án phải thoả mãn các tiêu chí là đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn đối ứng, đồng thời phải là người quản lý, sử dụng công trình sau khi chương trình, dự án kết thúc.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)