Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 70)

Cho đến nay, những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đã góp phần cải thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với

các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 7,6 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn (nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2-1 công suất 288MW, nhà máy nhiệt điện Phả Lại II công suất 600MW, nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 475MW, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1.090MW, nhà máy nhiệt điện Ô Môn công suất 600MW, nhà máy thuỷ điện Đại Ninh công suất 360MW [43]), cải tạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước. Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn

phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.

Giao thông Vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành tiếp nhận vốn

ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008. Nhờ nguồn vốn này, Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa. Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Hệ thống đường bộ ở phía Bắc (Quốc lộ 5, 10, 18), Quốc lộ 1A, đường xuyên Á Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, hầm đường bộ đèo Hải Vân, cảng biển nước sâu Cái Lân, cảng Tiên Sa - Đà Nẵng), cảng Sài Gòn, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, các cầu lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy. Hệ thống thông tin liên lạc ven biển, điện thoại nông thôn và Internet cộng đồng...[43])

Hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt được tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đô, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn… Hà Nội hiện đang thụ hưởng nguồn vốn ODA của EU cho Dự án Hà Nội hướng tới tương lai. Dự án nhằm quy hoạch tổng thể và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Hà Nội. Những năm qua, trong khuôn khổ "Chương trình đô thị châu Á", đã có 14 dự án phát triển đô thị ở Việt Nam nhận được tài trợ và sự hợp tác của các nước trong EU, trong đó Hà Nội có 5 dự án.

Những thành công đó có rất nhiều đóng góp từ ODA của EU và các nước thành viên. Một loạt các dự án như Cung cấp điện cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Chuyển tải điện khu vực miền Bắc, Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Ninh Thuận, Cải thiện môi trường đô thị miền Trung… đã đem lại lợi ích cho đối tượng thụ hưởng, đồng thời minh chứng rõ rệt về tác động lan tỏa của nguồn vốn ODA đối với phát triển. Khi ODA được đầu tư có

hiệu quả vào cơ sở hạ tầng, nguồn vốn này không chỉ góp phần cải thiện môi trường sống cho người dân, mà còn cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước.

Nguồn vốn ODA EU đã và đang tiếp tục hỗ trợ đắc lực cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển xã hội, xoá đói - giảm nghèo. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư từ nguồn vốn này như các đường giao thông, cầu - cảng biển, mạng lưới điện, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện đã được đưa vào sử dụng và đang phát huy tác dụng tích cực. Những cố gắng này nhằm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, tập trung vào những vùng sâu, vùng xa kinh tế kém phát triển.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)