2.1.3.1. Mức vốn giải ngân
Trong những năm qua, quan hệ thương mại dịch vụ, hợp tác khoa học và công nghệ giữa EU và Việt Nam phát triển, chủ yếu tiếp nhận các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ phía EU thông qua các dự án ODA và các hoạt động chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bằng số lượng vốn ODA cung cấp và hiệu quả dự án ODA thực hiện tại Việt Nam, EU liên tục khẳng định vị trí nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại hàng đầu tại Việt Nam.
Giai đoạn 1995-2005, lượng vốn ODA được giải ngân đạt 3 tỷ USD so với tổng số vốn cam kết tài trợ 6,7 tỷ USD. So với tổng nguồn hỗ trợ ODA từ các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam, số vốn ODA từ EU được giải ngân chiếm tỷ trọng cao.
Biểu đồ 2.4: Mức giải ngân vốn ODA của EU so với cam kết (2001-2006)
(Tính bằng triệu euro) 383 461.8 428.6 528.9 704.5 799 241.3 311 325.1 385.2 458.5 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm M ứ c gi ải ng â n O D A c ủ a E U s o v ớ i c a m k ết 2 0 0 1 - 2006 L- î ng cam kÕt L- î ng gi ¶I ng©n
Lượng giải ngân nguồn vốn ODA của EU tăng dần qua các năm (Biểu đồ 2.4). Ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ giải ngân trong năm 2004 tăng đáng kể so với năm 2003. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của EU so với tỷ lệ giải ngân chung của cả nước là hơn 50%. Điều này chứng tỏ công tác thực hiện các dự án tốt. Đồng thời, các dự án ODA có tính hiệu quả cao. Chính vì vậy, trong các năm gần đây, lượng vốn ODA cam kết của EU dành cho Việt Nam tăng khá mạnh, đạt con số kỷ lục là 799 triệu EUR, tương đương 948 triệu USD trong năm 2006.
Báo cáo "Liên minh châu Âu - Các hoạt động Hợp tác phát triển tại Việt Nam năm 2002" (Sách xanh) công bố ngày 16 tháng 10 tại Hà Nội cho biết năm 2002, tổng giải ngân của các dự án và chương trình của Liên minh châu Âu tại Việt Nam đạt 311 triệu euro, tăng 4% so với năm 2001. Số vốn này chiếm gần 20% tổng vốn ODA được giải ngân tại Việt Nam trong cùng thời gian. Trong tổng số vốn giải ngân trên, viện trợ không hoàn lại chiếm 78%, còn lại 22% là các khoản vay và tín dụng. Năm 2002, tổng cam kết của các dự án đang và sắp được thực hiện của các nước thành viên EU tại Việt Nam lên tới gần 2,6 tỷ euro. Cho đến thời điểm này, số vốn đã giải ngân được là 971 triệu euro, chiếm khoảng gần 37,5% tổng vốn cam kết. Trong năm 2003, EU đã giải ngân 325 triệu euro cho các dự án và chương trình tại Việt Nam, tăng hơn 4,5% so với năm 2002, trong đó các khoản viện trợ không hoàn lại chiếm 76,8% và các khoản tín dụng, cho vay chiếm 23,2%. Đến năm 2003, EU đã cam kết tài trợ 2,53 tỷ euro cho các dự án đang thực hiện và đang chuẩn bị thực hiện tại Việt Nam. Đến năm 2006, EU đã giải ngân hơn 1 tỷ euro, tương đương 40% tổng số tiền cam kết.
Giai đoạn 2006-2008, lượng vốn ODA cam kết có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên, lượng vốn giải ngân năm 2008 lại thấp hơn so với 2007. Điều này có thể được giải thích bằng 2 nguyên nhân:
Thứ nhất là tác động lớn của biến động giá. Các dự án đầu tư bằng vốn
ODA cũng giống như các dự án đầu tư trong nước chịu tác động lớn của biến động giá. Do giá vật tư, nguyên vật liệu tăng cao, một số nhà thầu đã tìm cách
dãn tiến độ thi công hoặc huỷ các hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Thông tư O5/2008/TT-BXD và Thông tư 09//2008/TT-BKH đã khắc phục phần nào vấn đề này song vẫn chưa triệt để do việc ban hành định mức giá xây dựng ở một số địa phương còn chưa kịp thời (theo Quý thay vì theo tháng) và không sát với thực tế (thường thấp hơn 10% so với giá thị trường). Ngoài ra, cơ chế thanh toán cho các nhà thầu trên cơ sở hoá đơn cũng bộc lộ nhiều bất cập và khó thực hiện. Giá cả vật tư, nguyên liệu, tiền lương tăng nhanh trong những tháng đầu năm đã dẫn đến việc nhiều dự án đầu tư đề nghị điều chỉnh tổng mức vốn ODA. Trước tình hình này các cơ quan Việt Nam đã đàm phán với nhà tài trợ về việc bổ sung vốn ODA trong trường hợp phần vốn dự phòng không đáp ứng đủ song các nhà tài trợ thường không chấp nhận và đề nghị phía Việt Nam bổ sung phần thiếu hụt từ nguồn vốn đối ứng.
Thứ hai là định mức chi phí của UN-EU. Đây là hướng dẫn của Liên
Hợp Quốc, Ủy ban Châu Âu về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam. Đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật, Hướng dẫn Định mức chi phí địa phương của UN-EU đã cản trở việc thực hiện của các dự án của các nhà tài trợ UN-EU do định mức chi phí thấp, bất hợp lý và không sát với giá thị trường [43].
Biểu đồ 2.5: Cam kết dự kiến và giải ngân của EU 2006-2008
Nguồn: Hội nghị Nhóm Tư vấn 2008, Sách xanh 2007-2009, Liên minh Châu Âu [36]
2.1.3.2. Lĩnh vực ưu tiên giải ngân
Trên cơ sở chiến lược hợp tác phát triển của từng thời kỳ, lĩnh vực ưu tiên trong giải ngân ODA của EU tại Việt Nam cũng có những điều chỉnh.
Bảng 2.5: 5 lĩnh vực hợp tác ƣu tiên giải ngân ODA của EU
tại Việt Nam năm 2002
Lĩnh vực Tỷ lệ giải ngân trong tổng vốn ODA (%)
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 19,22
Phát triển nguồn nhân lực 10,68
Quản lý kinh tế 9,53
Phát triển khu vực 9,24
Tài nguyên thiên nhiên 8,80
Nguồn: DAD, Sách xanh 2002-2003, Liên minh Châu Âu [36] Giai đoạn 1995- 2005, trong cơ cấu lĩnh vực tài trợ của EU thì ngành nông nghiệp và thuỷ sản có tỷ lệ vốn giải ngân cao nhất. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm kinh tế của Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là những ngành dễ thực hiện hơn so với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý kinh tế.
Sang đến giai đoạn 2007-2010, EU ưu tiên sử dụng hỗ trợ hợp tác kinh tế để hỗ trợ cải cách kinh tế và giảm những tác động của xã hội của quá trình cải cách, đồng thời tập trung hỗ trợ hợp tác phát triển vào củng cố các lĩnh vực xã hội, chủ yếu là y tế và giáo dục, xóa đói giảm nghèo ở những vùng nông thôn và miền núi, hỗ trợ bảo vệ môi trường, góp phần vào quá trình thực hiện những cải cách then chốt của Việt Nam.
Biểu đồ 2.6: Giải ngân ODA của EU theo lĩnh vực năm 2007
(Tính theo % trên tổng giải ngân của EU năm 2007)
Nguồn: DAD, Sách xanh 2009, Liên minh Châu Âu [36]