Chiến lược ODA của EU dành cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 39)

2.1.1.1. Cơ sở chiến lược Hỗ trợ phát triển chính thức của EU cho Việt Nam

a) Hiệp định khung về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ủy ban Châu Âu Với Việt Nam, Liên minh Châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10 năm 1990. Tuy nhiên, 5 năm sau, vào ngày 17-07-1995, Hiệp định khung về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ủy ban Châu Âu được ký kết và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01-06-1996, cung cấp cơ sở pháp lý cho quan hệ song phương nói chung cũng như chiến lược hỗ trợ phát triển chính thức của Liên minh cho Việt Nam nói riêng.

Hiệp định khung đề ra bốn mục tiêu:

1. Tăng cường đầu tư và thương mại song phương;

2. Hỗ trợ phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam và cải thiện các điều kiện sống cho người nghèo;

3. Hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế và tiến tới một nền kinh tế thị trường;

4. Bảo vệ môi trường.

Điều khoản đầu tiên của Hiệp định này quy định quyền con người và các nguyên tắc dân chủ là nền tảng cho hợp tác giữa EC và Việt Nam, đồng thời là nguyên tắc thiết lập các yếu tố cơ bản của Hiệp định này.

Hiệp định khung về hợp tác EC - Việt Nam được tự động áp dụng cho các nước thành viên mới của EU đã gia nhập Liên minh vào ngày 01-05- 2004, cũng như cho các nước thành viên của EU trong tương lai.

Hiệp định khung là tiền đề thiết lập Ủy ban Hỗn hợp EC - Việt Nam, một diễn đàn cho các hội đàm cao cấp về sự phát triển kinh tế và chính trị, bao gồm cả những tiến bộ của các cải cách kinh tế, hành chính, luật pháp và pháp lý của Việt Nam và việc thực hiện các chương trình hợp tác của Liên minh Châu Âu. Ủy ban Hỗn hợp nhóm họp 2 năm một lần. Các cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp được chuẩn bị bởi ba tổ công tác trực thuộc giải quyết những lĩnh vực cụ thể:

1. Tổ Công tác Hợp tác : Kiểm điểm tiến độ các chương trình hợp tác

phát triển và hợp tác kinh tế giữa EC và Việt Nam và thảo luận các định hướng tương lai trong khuôn khổ Tài liệu Chiến lược quốc gia và các Chương trình Định hướng quốc gia cho nhiều năm;

2. Tổ Công tác Thương mại và Đầu tư: Chuẩn bị cho các trao đổi song

phương về các quy định liên quan đến thương mại và đầu tư và kiểm điểm việc thực hiện hiệp định song phương hiện có; xử lý tất cả các vấn đề về chính sách thương mại liên quan đến EU và các nước thành viên EU;

3. Tiểu ban về hợp tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, quản trị

công và nhân quyền: Tiểu ban được thiết lập tại cuộc họp lần thứ 4 của Ủy

ban Hỗn hợp vào ngày 21-11-2003. Các hoạt động của tiểu ban bao gồm các cuộc họp chính thức và các sự kiện không chính thức trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền.

b) Điều phối và Hài hòa hơn nữa tại Việt Nam

Để thực hiện các cam kết về hỗ trợ phát triển và hiệu quả viện trợ, các hoạt động của Liên minh châu Âu ở Việt Nam đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của hợp tác và cộng tác giữa các nước thành viên EU đang hoạt động ở Việt Nam, với Uỷ ban châu Âu và cộng đồng lớn hơn của các nhà tài trợ. Đặc trưng then chốt của sự hợp tác và cộng tác này là Lộ trình châu Âu hay còn gọi là Kế hoạch hành động vì sự Điều phối chặt chẽ hơn và Hài hoà hơn. Lộ trình này được Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam thông qua tháng 2 năm 2005. Lộ trình đưa ra tám hành động cụ thể, phù hợp với Tuyên bố Paris và Đồng thuận châu Âu về Phát triển, giúp nâng cao mức độ hài hoà

và điều phối của các nước thành viên EU và Uỷ ban châu Âu. Những hoạt động cần quan tâm đặc biệt bao gồm: Phân tích chung Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội Việt Nam 2006-2010 và chiến lược ngành; Hỗ trợ Nhóm đối tác vì hiệu quả viện trợ (PGAE) đẩy mạnh Hài hoà hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam;

 Tăng cường sử dụng các hệ thống chính phủ;

 Tiếp tục các Nhóm Công tác Liên minh Châu Âu trong các lĩnh vực mà các hoạt động cụ thể của Liên minh có thể đem lại giá trị gia tăng, như trong phát triển các ngành y tế, giáo dục và khu vực tư nhân.

Sự gia tăng mức độ phối hợp và hợp tác giữa các quốc gia thành viên Liên minh với Ủy ban Châu Âu đã góp phần nâng cao hiệu quả viện trợ. Rất nhiều các hành động được xác định trong Tuyên bố Paris và Đồng thuận châu Âu về Phát triển đang được đề cập đến thông qua Sáng kiến 5 Ngân hàng, đó là một nhóm gồm 5 ngân hàng phát triển ở Việt Nam cộng tác chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về một chương trình nghị sự và Nhóm Đối tác vì hiệu quả viện trợ, nhóm này đã góp phần đưa Chính phủ Việt Nam và toàn bộ cộng đồng các nhà tài trợ xích lại gần nhau, dưới sự đồng chủ tịch của MPI và một nhà tài trợ trên cơ sở luân phiên. Liên minh châu Âu có đại diện trong Sáng kiến 5 Ngân hàng thông qua Ngân hàng Phát triển của các Quốc gia Thành viên AFD và KfW và có đại diện trong PGAE (Vương quốc Anh đồng chủ tịch năm 2004, Ủy ban Châu Âu đồng chủ tịch sáu tháng đầu năm 2005, Đan Mạch sáu tháng đầu năm 2006) và tham gia tích cực vào các hoạt động của PGAE. Chiến lược của EU là tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến nêu trên và chỉ giới hạn các hành động độc lập của Liên minh ở những khu vực nào Liên minh có một giá trị gia tăng rõ rệt.

Hiện Việt Nam và EU vẫn tiếp tục các nỗ lực quốc tế nhằm tăng cường hiệu quả tài trợ thông qua việc làm chủ, hài hòa hóa, liên kết và kết quả ngày càng tốt hơn. Đã hơn 4 năm kể từ khi Chính phủ Việt Nam cùng với một cộng đồng nhà tài trợ thông qua Tuyên bố Hà Nội (HCS) nhằm nội địa hóa các cam kết của cộng đồng quốc tế đưa ra trong Tuyên bố Paris năm 2005 về hiệu quả

viện trợ. Có thể nói, Lộ trình của EU về Điều phối và Hài hòa hơn nữa tại

Việt Nam chính là một nét đặc trưng về hợp tác giữa các thành viên của EU,

EC và cộng đồng quốc tế. Lộ trình này đã vạch ra các hành động hài hòa cụ thể phù hợp với các cam kết đã đưa ra trong Tuyên bố Paris về Hiệu quả tài trợ, Tuyên bố Hà Nội, Đồng thuận của EU.

Nhằm tiếp tục tăng cường giá trị và sự cần thiết của quá trình hài hòa để có được hiệu quả tài trợ cao hơn, trong những năm qua, EC đã thực hiện một số sáng kiến:

Sáng kiến cùng cung cấp vốn: Dự án hỗ trợ năng lực lĩnh vực y tế (SCSP): Việt Nam đã có những cam kết lớn mang tính chính trị về việc cải cách lĩnh vực y tế theo hướng “công bằng, hiệu quả và phát triển”. Việc liên kết và hài hóa hóa bắt đầu gần đây đã được mở ra thông qua quá trình Kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động y tế chung năm 2007, trong đó có sự tham gia của các bên đối tác. Trong bối cảnh này, Dự án hỗ trợ năng lực lĩnh vực y tế của EC đã được thiết kế bắt đầu cải cách công tác cùng cung cấp vốn giữa EC, Luxembourg và Đức. Có hai phương pháp tiếp cận mang tính đổi mới cũng đã được áp dụng trong việc thiết kế Dự án hỗ trợ năng lực lĩnh vực y tế đó là: mềm dẻo trong việc đáp ứng những ưu tiên của ngành và phương pháp “một bước tiến đúp” giữa các tỉnh đã cho phép họ chia sẻ những kinh nghiệm và bài học rút ra.

FLEGT: Kế hoạch hành động về thương mại, quản lý và thực thi pháp luật trong bảo vệ rừng (FLEGT) đã được Hội đồng châu Âu thông qua ngày 13-05- 2003 như là một sự phản hồi của EU đối với lời kêu gọi hành động tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (WSSD). Kế hoạch hành động này đã đưa ra một phương pháp tiếp cận mới sáng tạo nhằm giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp, liên kết quản lý nhà nước có hiệu quả tại các nước đang phát triển với các công cụ thương mại theo luật định và trở thành đòn bẩy phát triển thương mại tại thị trường EU.

Sau một loạt các cuộc họp, hội thảo không chính thức diễn ra trong năm 2008, Chính phủ Việt Nam và một số quốc gia thành viên EU quan tâm đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng ý thiết lập Nhóm hoạt động kỹ thuật Việt Nam - EU để xem xét các cơ hội cộng tác.

Công tác cùng phân tích: Thẩm định giữa kỳ thực hiện SEDP và PRSC:

Nhằm nâng cao hiệu quả tài trợ, các quốc gia thành viên EU và Ủy ban đã thống nhất thực hiện công tác cùng phân tích và cùng góp tiếng nói. Tại phiên họp giữa kỳ thẩm định việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, chiến lược phát triển kinh tế đất nước của chính phủ Việt Nam, các thành viên EU đã cùng phân tích những thách thức đối với phát triển bền vững của Việt Nam, coi đây như đầu vào cho các cuộc thảo luận tại hội nghị giữa kỳ nhóm các nhà tư vấn diễn ra tại Buôn Mê Thuột vào tháng 6 năm 2009.

Phương pháp tiếp cận với nhà tài trợ được coi là mục chính trong chương trình nghị sự - cơ chế hỗ trợ ngân sách đồng tài trợ được gọi là Cam kết chiến lược xóa đói giảm nghèo (Poverty Reduction Support Credit -PRSC). Đối với việc thẩm định giữa kỳ Cam kết chiến lược xóa đói giảm nghèo, các quốc gia thành viên EU đã áp dụng phân chia lao động nhằm phân tích có chiều sâu quá trình thực hiện các lĩnh vực sau: y tế, giáo dục, giới, nước và vệ sinh và quản lý tài chính công.

Kế hoạch hành động dự kiến cho năm 2009 trong khuôn khổ lộ trình của EU bao gồm những bước tiến mới trong công tác cùng đánh giá, phương pháp tiếp cận với các nhà hỗ trợ trong tiến trình thực hiện Cam kết chiến lược xóa đói giảm nghèo PRSC, tiếp tục làm việc với Nhóm hoạt động của EU về y tế, giáo dục và những hỗ trợ liên quan đến thương mại và phát triển khu vực tư nhân.

c) Gắn kết giữa hợp tác phát triển, chính sách thương mại và quan hệ chính trị

EU đã tạo dựng được các mối quan hệ bền vững và nhiều mặt với Việt Nam, trong đó hợp tác phát triển của EU chỉ là một bộ phận. EU đã cố gắng tăng cường tính gắn kết giữa các lĩnh vực chính sách khác nhau, đặc biệt là giữa hợp tác phát triển, chính sách thương mại và đối thoại chính trị với

Chính phủ Việt Nam. Nhân dịp chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Barroso tháng 11 năm 2007, hai bên đã thống nhất mở rộng quan hệ hơn nữa. Các cuộc đàm phán cho Hiệp định Hợp tác và Đối tác (PCA) mới và toàn diện giữa EU và Việt Nam đã được triển khai, trong đó hai bên đã hoàn tất một số vòng đàm phán.

Thập kỷ qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và chắc chắn trong quan hệ thương mại, kinh tế và chính trị song phương giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. EU đã có tác động mạnh mẽ tới việc hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam và luôn là một đối tác đầu tư và thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nền kinh tế của Việt Nam đã được hưởng lợi từ những đóng góp quan trọng về vốn và chuyên gia từ châu Âu và các nhà đầu tư châu Âu. Điều này, song hành với việc châu Âu là điểm đến của nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đã khiến EU trở thành một đối tác đóng góp quan trọng vào sự phát triển và lớn mạnh chưa từng thấy về kinh tế của Việt Nam.

Đặc biệt, EU là một đối tác ủng hộ đáng tin cậy cho các nỗ lực của Việt Nam trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau 12 năm đàm phán gay go, ngày 11-01-2007, Việt Nam đã thành công và tư cách thành viên WTO đã mang lại những khoản đầu tư lớn hơn và sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn cho Việt Nam trong năm đầu tiên.

Ngoài ra, việc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và một số nước ASEAN vẫn đang được thảo luận. Trong khuôn khổ này, Việt Nam là một trong những quốc gia ưu tiên trong số các thành viên ASEAN mà EU muốn đạt được Hiệp định Thương mại Tự do để củng cố và tăng cường các mối quan hệ thương mại.

Là một đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, EU nhấn mạnh tính gắn kết giữa thương mại và phát triển. Chính sách thương mại phải thúc đẩy sự phát triển các cơ hội kinh tế cho Việt Nam và hỗ trợ chiến lược phát triển định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Do chính sách thương mại thuộc thẩm quyền của Ủy ban Châu Âu, nên Ủy ban châu Âu đã là đối tác phát triển chính của Bộ Công thương Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng năng lực liên

quan đến thương mại dài hạn. Một đánh giá toàn diện về nhu cầu hỗ trợ liên quan đến thương mại đã được hoàn tất vào năm 2005 với mục đích giới thiệu danh sách những hành động ưu tiên bao gồm cả những đóng góp của tất cả các nhà tài trợ. Một trong những nguyên tắc chi phối nghiên cứu này là giảm nghèo. Từ những đánh giá sâu rộng hơn này đã có bản Kế hoạch Hành động của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển nhanh chóng và bền vững nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

Kết quả, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam của châu Âu (The European Technical Assistance Programme for Vietnam - ETV2) và Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (Multilateral Trade Assistance Project - MUTRAP) đã trở thành các chương trình hỗ trợ quan trọng về quản lý kinh tế và phát triển thương mại của Việt Nam. Các đối tác vẫn đang duy trì một diễn đàn cao cấp để theo dõi quan hệ kinh tế và thương mại, trao đổi quan điểm về chính sách thương mại và các vấn đề quy định, đồng thời xem xét việc thực hiện các cam kết song phương.

EU coi việc thúc đẩy quản trị công hiệu quả và bảo vệ quyền con người là những yếu tố cần thiết cho phát triển bền vững và thành công của một đất nước. Những mối quan tâm như vậy được nêu lên thường xuyên và trực tiếp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong bầu không khí xây dựng và cởi mở, góp phần xây dựng niềm tin và đưa Việt Nam tham gia vào các vấn đề nhạy cảm. Các kênh trao đổi bao gồm đối thoại chính trị, đối thoại liên nghị viện, cùng các cuộc đối thoại về nhân quyền chính thức giữa EU và Việt Nam được tổ chức 2 lần/năm giữa Trưởng các Cơ quan Đại diện của EU tại Hà Nội và Chính phủ Việt Nam, và các cuộc tiếp xúc Troika đặc biệt trong lĩnh vực chính sách đối ngoại và an ninh chung. Tất cả những vấn đề này sẽ được bổ sung bởi Ủy ban Hỗn hợp EC - Việt Nam và Tiểu ban “Hợp tác về Xây dựng Thể chế, Cải cách Hành chính, Quản trị Công và Nhân quyền”. Tiểu ban sẽ cố gắng xác định các lĩnh vực quan tâm chung, phù hợp với các chương trình và dự án hợp tác giữa EC và Việt Nam. Nhu cầu phát triển tại khu vực cao nguyên và vùng núi phía bắc, cũng như tình hình nhân quyền tại các khu vực

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 39)