Hoàn thiện môi trường pháp lý về thu hút, quản lý và sử dụng ODA

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 101)

dụng ODA

Hiện tại nguồn vốn ODA là nguồn vốn vay nợ hỗ trợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn vay nước ngoài của Việt Nam. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, việc sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như xác lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong việc quản lý, sử dụng, giám sát vốn ODA là vô cùng quan trọng.

Hiện nay, Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức đang được coi là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc sử dụng ODA hiệu quả. Thay đổi lớn nhất của Quy chế này so với những văn bản trước là mở rộng phân cấp phê duyệt dự án/chương trình ODA mà vẫn giữ được nguyên tắc Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở phân cấp tăng cường trách nhiệm, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các cấp, cơ quan quản lý ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện. Theo tinh thần đó , Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trong đó có phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho từng cơ quan với một cơ chế phối hợp nhịp nhàng, cụ thể Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về điều phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; Bộ Tài Chính thực hiện chức năng quản lý tài chính đối với nguồn vốn này; Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Pháp, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ... tham

gia quản lý nhà nước về ODA theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể của mình trong chu trình ODA; các Bộ, ngành và địa phương với vai trò cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình , dự án ODA thông qua chủ dự án và Ban quản lý dự án .

Về khung thể chế pháp lý, công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA từ năm 1994 đến nay được thực hiện trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ. Trong 15 năm qua Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định về quản lý và sử dụng ODA (Nghị định 20/CP (1994), Nghị định 87/CP (1997), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (2001) và Nghị định 131/2006/NĐ-CP (2006)) đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn cung cấp và tiếp nhận nguồn vốn ODA ở từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, việc quán triệt và thực hiện đầy đủ các văn bản pháp quy về ODA cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA vào phát triển kinh tế xã hội. Trong thời gian qua, mặc dù đã có những tiến bộ trong việc hoàn thiện thể chế song việc đưa các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng vốn ODA vào cuộc sống vẫn là một thách thức, đặc biệt đối với các tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa vẫn thường tiếp nhận vốn ODA thông qua các chương trình, dự án ô do các bộ, ngành trung ương làm quản lý. Trong bối cảnh phân cấp mạnh mẽ cho các cơ quan chủ quản, các tỉnh này vẫn chưa phát huy được tính chủ động trong việc đề xuất và lựa chọn những dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA, bộc lộ những hạn chế về năng lực chuyên môn và sự phối hợp kém hiệu quả giữa Sở, ngành ở tất các các khâu trong chu trình ODA (xây dựng, thẩm định, tổ chức và thực hiện dự án).

Việc tách bạch vai trò và trách nhiệm của cơ quan chủ quản, chủ đầu tư, Ban QLDA theo tinh thần của Nghị định 131/2006/NĐ-CP chưa thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, vẫn tồn tại tình trạng một cơ quan đóng hai vai (Cơ quan chủ quản đồng thời là chủ đầu tư, chủ đầu tư đồng thời là Ban QLDA).

Điều này dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong việc ra các quyết định.

Nhiều bộ, ngành và địa phương chưa nắm vững các quy định tổ chức quản lý các chương trình, dự án ô (chủ trương trình, dự án và Ban QLDA ô;

chủ trương trình, dự án và Ban QLDA thành phần). Việc chuyển đổi các Ban

QLDA theo quy định tại Thông tư 03/2007/TT-BKH còn chậm và mang tính hình thức.

Bên cạnh đó, nên chăng đã đến lúc Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về ODA sớm xem xét việc thành lập một cơ quan đầu mối quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam nhằm hợp nhất vai trò quản lý hiện nay giữa các Bộ vào một đầu mối. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc kiện toàn và giám sát có hệ thống toàn bộ các hoạt động của các PMU và toàn bộ nguồn vốn ODA tại tất cả các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)