Do tác động lan toả của ODA khi tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn vốn ODA sẽ góp phần xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi thu hút FDI. Tình trạng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội thấp kém là phổ biến ở các nước chậm và đang phát triển, do vậy việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này thường gặp nhiều khó khăn do hiệu quả kinh tế không cao. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, thu hút được nhiều vốn FDI thì cần phải có vốn ODA đi trước để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư vì thường việc cải tạo cơ sở hạ tầng cần nhiều thời gian và vốn đầu tư rất lớn mà vốn đầu tư trong nước quá ít không thể nhanh chóng cải thiện được còn vốn FDI thì đòi hỏi hiệu quả nhanh chóng. Như vậy, thu hút và tối đa hoá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cùng với các chính sách thu hút vốn FDI sẽ giúp thu hút nguồn ngoại lực cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Một trong những rào cản lớn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là cơ sở hạ tầng kém, nguồn lao động tay nghề thấp, dẫn tới tăng chi phí sản xuất và bán hàng so với dự kiến, lợi nhuận giảm. ODA thường đi kèm với các điều kiện ưu đãi cho nước nhận đầu tư nên có thể dùng vốn này thực hiện các dự án có mức vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài như các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường, giao thông vận tải, năng lượng.
Với đóng góp từ nguồn ODA của EU và các nhà tài trợ quốc tế khác, cơ sở hạ tầng của Việt Nam được cải thiện, nâng cấp. Từ đó tạo môi trường đầu tư sinh lời, giúp Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Hơn nữa, việc tiếp nhận nguồn vốn ODA là một đảm bảo vô hình cho các nhà đầu tư nước ngoài quyết định mô hình và quy mô đầu tư. Đây có thể coi là hiệu quả gián tiếp của luồng vốn ODA.
ODA và FDI sẽ phát huy tối đa sức mạnh nếu như chúng được sử dụng kết hợp và bổ trợ lẫn nhau. Bài toán đặt ra cho Việt Nam là muốn thu hút được nhiều vốn FDI cần phải đáp ứng được những yếu tố tối cần thiết như trên trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém và nguồn nội lực đầu tư để cải thiện và xây dựng mới rất khan hiếm. ODA là một nguồn quan trọng giải quyết bài toán này. Vốn ODA, với đặc tính là khoản tài trợ có thời gian vay dài, lãi suất thấp hơn nhiều so với vốn vay thương mại, sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn để tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn của các nước đang phát triển. Ngược lại, các dự án FDI hoạt động có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu được thúc đẩy, sẽ là nguồn cung ngoại tệ chủ yếu trang trải những khoản ODA dài hạn. Chính vì thế, việc kết hợp sử dụng hai nguồn tài lực này cần thiết được đặt ra, và là yêu cầu đối với Việt Nam.
Hiện nay, thông qua các dự án ODA vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và nâng cao năng lực, ODA EU đã góp phần không nhỏ vào cải thiện môi trường đầu tư, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ và sức khoẻ tốt phục vụ cho phát triển kinh tế bền vững.
Thông qua nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, nhiều tập đoàn và các công ty xuyên quốc gia đến từ các nước thành viên EU đã biết đến Việt Nam với môi trường đầu tư hẫp dẫn và an toàn thuộc loại cao nhất châu Á. Hơn nữa, với việc Việt Nam trở thành thành viên WTO cũng như việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường, các nhà đầu tư EU nhận thấy, Việt Nam là một điểm sáng với những tiềm năng và cơ hội đầu tư mới. Bên cạnh đó, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh, như lực lượng lao động dồi dào và có năng lực, môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được. Đây là những điểm rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Trước đây, các nhà đầu tư của EU thường chú trọng vào các thị trường có nền kinh tế phát triển hơn như Thái Lan hay Malaysia, nhưng hiện nay, họ xếp Việt Nam trong hàng những thị trường đầy tiềm năng và được quan tâm hàng đầu.Ngoài lượng FDI của các nhà đầu tư truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, đã có những tín hiệu rất tích cực về những “làn sóng” dự định đầu tư vào
Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng các doanh nghiệp EU. Năm 2008, xét về tổng
vốn FDI giải ngân, EU là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai ở Việt Nam với 7 tỉ đô la Mỹ, chỉ sau Nhật Bản. EU có tỉ lệ cao nhất xét trên nền tảng cộng dồn mức đầu tư được giải ngân trên tổng mức đầu tư cam kết. Cụ thể, EU cam kết đầu tư 11,8 tỉ đô la Mỹ và đã giải ngân 7 tỉ đô la Mỹ (chiếm 60%). Tỉ lệ này cao gấp bốn lần mức trung bình (xét theo vốn giải ngân so với vốn cam kết) của cả nước trong năm 2008, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài cam kết 64 tỉ đô la Mỹ và giải ngân 11,5 tỉ đô la Mỹ. “Điều này khẳng định cam kết của cộng đồng doanh nghiệp EU với Việt Nam, thậm chí ngay cả vào thời điểm khủng hoảng”, ông Sean Doyle, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam, nhận định. Báo cáo của EU về tình hình kinh tế Việt Nam 2009 cho biết EU đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ khoảng 8,3 tỉ euro giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 12,2 tỉ đô la Mỹ), vượt qua thị trường Mỹ (11,86 tỉ đô la Mỹ) [30].
Ngoài tác động đẩy mạnh nguồn vốn FDI, các hoạt động ODA và FDI, cùng với quan hệ thương mại đang trên đà phát triển mạnh mẽ trở thành mối quan tâm chung vì lợi ích của cả phía Việt Nam cũng như EU và các nước thành viên. Trên cơ sở đó, các quan hệ hợp tác phát triển, đầu tư, thương mại... giữa hai bên ngày càng được củng cố.
Tiểu kết chƣơng 2
Kể từ khi EU ký Hiệp định Khung hợp tác với Việt Nam vào năm 1995 đến nay, khối lượng ODA của EU dành cho Việt Nam ngày càng tăng cả về chất lượng và quy mô. Trong giai đoạn 2001-2007, ODA của EU cho Việt Nam tăng đều qua các năm cả về lượng vốn cam kết và giải ngân. Giai đoạn 2007-2013, EU tiếp tục cam kết hỗ trợ thực thi Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và cải cách lĩnh vực y tế, nâng cao sức khoẻ người dân. ODA cam kết và giải ngân của EU cho Việt Nam giai đoạn 2006-2008 vẫn tiếp tục tăng. Riêng năm 2009, EU cam kết hỗ trợ 716,21 triệu euro vốn ODA cho Việt Nam - tương đương với 17,82% tổng số hỗ trợ nước ngoài dành cho Việt Nam. Trong đó, hơn 300 triệu euro là viện trợ không hoàn lại được sử dụng để hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Từ nay đến năm 2013, EU cam kết tăng tài trợ cho Việt Nam hằng năm lên mức trung bình 20%. Với lượng vốn ODA đã thực hiện và được cam kết, EU tiếp tục khẳng định vị trí nhà cung cấp ODA hàng đầu cho Việt Nam.
Nguồn vốn ODA của EU chủ yếu tập trung hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên của chính phủ Việt Nam nhằm phát triển kinh tế xã hội như thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, cải cách và hội nhập kinh tế, y tế, giáo dục và môi trường. ODA của EU đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư của khu vực tư nhân... Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Những thành tựu trên đủ nói lên tác động tích cực của ODA EU đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ ODA CỦA EU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 3.1. Triển vọng thu hút ODA EU
Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - EU ngày càng thúc đẩy. Bằng
những thành tựu đạt được trong những năm qua, ODA của EU đã chứng tỏ những đóng góp to lớn của mình vào phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác phát triển với EU và các nước thành viên, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Nỗ lực đó được đánh dấu bằng Đề án tổng thể về quan hệ Việt Nam - EU và Chương trình hành động của Chính phủ phát triển quan hệ
Việt Nam - EU tới năm 2010 và định hướng tới năm 2015 được Chính phủ
Việt Nam thông qua vào tháng 6 năm 2005. Đề án được định hướng đến năm 2015 với một loạt các lĩnh vực hợp tác cụ thể. Tinh thần chủ yếu của văn kiện là một đề án tổng thể bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống. Trong mong muốn phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với EU, Việt Nam coi quan hệ hợp tác chính trị là tiền đề, quan hệ kinh tế - thương mại là cơ sở vật chất và quan hệ văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ là nền tảng tinh thần của sự hợp tác giữa hai bên. Đây là Đề án có tầm quan trọng chiến lược nhằm xây dựng “quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài giữa Việt Nam và Liên
minh Châu Âu vì hoà bình và phát triển”.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đang nỗ lực đàm phán để đi đến một Hiệp
định Hợp tác và Đối tác (PCA) thay thế cho Hiệp định khung năm 1995. Hiệp
định khung năm 1995 được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa một bên là các nước cung cấp hỗ trợ phát triển và một bên là nước nhận hỗ trợ. Trong khi đó, PCA là hiệp định được xây dựng giữa hai bên đối tác bình đẳng, có nhiều lợi ích gắn bó với nhau. Hiện hai bên đã trải qua 4 vòng đàm phán PCA.
Trong suốt hơn một thập niên qua, đã có rất nhiều thay đổi trong EU cũng như Việt Nam. EU đã trở thành một đối tác có nhiều lợi ích về chính trị cũng như kinh tế tại Việt Nam. Bản thân EU cũng không còn như trước đây,
mà đã được mở rộng, với sự tham gia của nhiều nước châu Âu khác. Nhiều nước trong số các thành viên mới của EU đã có mối quan hệ mật thiết và lâu dài với Việt Nam trong nhiều thập niên qua.
Việt Nam cũng đã thay đổi rất nhiều với những nỗ lực cải cách thể chế và kinh tế để gia nhập WTO. Có thể nói, với việc trở thành thành viên của WTO từ đầu năm 2007, cũng như việc trở thành chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần thứ hai vào tháng 10 vừa qua, Việt Nam đã giành được sự công nhận rộng rãi trên trường quốc tế về vị thế và vai trò ngày càng tăng của mình. Các nước trên thế giới nhận thấy rằng, Việt Nam đã thực sự mở rộng lợi ích của mình, không những chỉ chú trọng vào sự phát triển của bản thân đất nước, mà còn sẵn sàng tham gia đóng góp cho sự phát triển toàn cầu.
PCA giữa Việt Nam và EU được xây dựng trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Đó không chỉ là một hiệp định về hợp tác, mà còn quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên đối tác. Ngoài kinh tế, PCA cũng là một hiệp định hợp tác về rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác, như phát triển, trao đổi khoa học công nghệ và nghiên cứu. EU là một trong những liên minh cung cấp công nghệ môi trường hàng đầu trên thế giới và các nước thành viên EU luôn sẵn sàng được chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam. Trong khuôn khổ PCA, hai bên đối tác sẽ có nhiều cơ hội để bàn bạc không những về những khoản hỗ trợ mà EU sẽ tiếp tục giành cho Việt Nam hay về cách để Việt Nam sử dụng hiệu quả các khoản hỗ trợ đó, mà còn về những lợi ích khác mà cả EU và Việt Nam đều quan tâm.
EU tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam trong những năm tiếp theo. Những thành tựu trong thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU đã và đang là động lực thúc đẩy quan hệ hỗ trợ phát triển. Trong khuôn khổ chiến lược chung của về hỗ trợ phát triển chính thức Đồng thuận Châu Âu về phát triển và Gắn kết chính sách vì phát triển, kết hợp với Chiến lược của EU cho Việt Nam giai đoạn 2007-2013, EU tiếp tục các nỗ lực trợ giúp Việt Nam trong tiến trình hướng tới đáp ứng các Mục tiêu Thiên niên kỷ Việt Nam.
Động thái gần đây nhất thể hiện các nỗ lực này là việc EU Ban hành hướng dẫn về tài trợ ở Việt Nam. Hướng dẫn của UN-EU về tài trợ cho chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam - Bản cập nhật 2009 đã được đại diện chính phủ Việt Nam, Liên hợp quốc và phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam ký kết ban hành vào ngày 03-06-2009.
Bản cập nhật 2009 sẽ giúp tạo ra một nền tảng rõ ràng minh bạch trong quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam và thể hiện sự đóng góp thiết thực vào hiệu quả viện trợ theo tinh thần của Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ. Các cơ quan thực hiện quốc gia và các cơ quan đối tác khác sẽ áp dụng Định mức thống nhất UN-EU đối với các chi phí tại Việt Nam cho các dự án do các tổ chức Liên Hợp Quốc và các thành viên EU tại Việt Nam tài trợ. Đây là một phần những nỗ lực về hài hòa quy trình thủ tục và giảm chi phí giao dịch cho các đối tác thực hiện dự án cũng như sẽ tạo ra sự đồng nhất về hệ thống định mức giữa nhà tài trợ và chính phủ trong tương lai.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các định mức được sửa đổi theo Định mức UN-EU mặc dù chưa đủ linh hoạt để có thể đáp ứng các mô hình thực hiện và các yêu cầu khác nhau của dự án, nhưng các định mức này đã được hoàn thiện theo định hướng thị trường nhằm mục đích thu hút các nguồn lực, các dịch vụ chất lượng cao và tạo điều kiện cho sự hợp tác toàn diện. Các định mức này sẽ được xem xét định kỳ để phản ánh được những thay đổi về giá cả trên thị trường.
3.2. Định hƣớng và dự báo thu hút ODA của EU
Trong Tuyên bố của EU tại Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà Tài trợ - 04 -05-1-2008, với tư cách là một trong những nhà tài trợ chủ chốt tại Việt Nam, EU tiếp tục bày tỏ tinh thần đối tác và ủng hộ đối với Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
Về kinh tế, EU đặc biệt quan tâm đến các cam kết của Chính phủ Việt
Nam về tiếp tục cải cách về cơ cấu kinh tế, quan điểm của Chính phủ về việc đẩy nhanh tốc độ cải cách các doanh nghiệp và các ngân hàng quốc doanh, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ - khu vực có đóng góp nhiều nhất