Góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 73)

sức khoẻ

Hỗ trợ việc thực thi Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và hỗ trợ lĩnh vực y tế là 2 lĩnh vực tiêu điểm cho việc tài trợ của EC với 80% phân bổ tài chính giai đoạn 2007-2010. Điều này chứng tỏ sự ủng hộ tích cực của Liên minh châu Âu đối với các nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu phát triển, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ người dân, tiến tới đạt các mục tiêu thiên nhiên kỷ.

EU tiếp tục khẳng định Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo của Việt Nam vẫn là cơ sở cho các chiến lược hợp tác giữa Việt Nam với EU. Các nhà tài trợ EU cùng nhất trí với Chính phủ Việt Nam rằng việc tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo là không thể tách rời nhau.

EU cũng bày tỏ hy vọng Chiến lược sẽ trở thành công cụ giúp người nghèo có thể tiếp cận được tới các dịch vụ giáo dục (tỷ lệ giải ngân của hỗ trợ giáo dục là 10,68% năm 2002 và 16% năm 2005, tương đương với các nước trong khu vực), y tế và các dịch vụ khác liên quan, đồng thời khẳng định các thành tựu đạt được trong việc thúc đẩy phát triển nhân lực và xóa đói giảm nghèo cần vươn tới mọi tầng lớp của xã hội. Với mục tiêu chính là xóa đói nghèo ở các quốc gia đang và kém phát triển, ODA của EU đã góp phần đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực thực phẩm) đã giảm từ 37,37% năm 1997-1998 xuống còn 28,9% năm 2001-2002, trong đó, tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm giảm từ 15% xuống còn 10,9% (theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 của Tổng cục Thống kê). Kết quả này cho thấy Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà chúng ta đã cam kết với thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, với mục tiêu chung là giảm tỉ lệ hộ nghèo cả nước từ 22% năm 2005 (18,2% năm 2006) xuống còn 10-11% vào năm 2010.

Nguồn vốn ODA đã và đang giúp người dân nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến

lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học.

Dự án hỗ trợ trẻ em lang thang (Assistance for Street Children Project - ASCP) do Uỷ ban Châu Âu tài trợ với mục tiêu chung: "Khôi phục cho trẻ em lang thang (TELT) quyền được học hành, được chăm sóc về sức khoẻ và được che chở bởi mái ấm gia đình và bảo vệ những quyền này cho trẻ em có nguy cơ bị đánh mất". Dự án đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội triển khai hết giai đoạn I (2004-2007) với mục tiêu: Ít nhất 7.500 TELT được tiếp cận với cán sự xã hội và được tư vấn cá nhân; Ít nhất 3.000 TELT được đoàn tụ gia đình một cách bền vững; Giảm 40-50% số TELT hiện nay ở các quận được lựa chọn tại các thành phố lớn có hoạt động của Dự án; Tăng tỉ lệ TELT hoà nhập xã hội: tối thiểu 1.500 em được tiếp cận giáo dục cơ bản, 1.500 em được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, 500 em được học nghề, 500 em được sống với gia đình đỡ đầu. Sau 3 năm thực hiện Dự án, gần 7.500 trẻ em lang thang của 10 tỉnh, thành được tiếp cận, tư vấn và trong đó có 2.990 trẻ em dưới 16 tuổi đã hòa nhập gia đình bền vững. Ngoài ra, gần 5.000 trẻ em được hòa nhập xã hội, trên 7.000 trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, học nghề, giới thiệu việc làm, được nhận chăm sóc, đỡ đầu [42]. Hiện nay, Uỷ ban châu Âu tiếp tục tài trợ cho Dự án hỗ trợ Trẻ em lang thang giai đoạn II (2009 – 2011) với mục tiêu hỗ trợ, bảo vệ quyền được học tập, được chăm lo sức khoẻ cho trẻ em lang thang và trẻ em có nguy cơ lang thang. Với tổng kinh phí 42,670 tỷ đồng, Dự án được triển khai tại 10 tỉnh và thành phố là: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án sẽ tư vấn, hỗ trợ hồi gia cho khoảng 7.000 trẻ em lang thang và trẻ có nguy cơ trong đó tái hoà nhập bền vững cho khoảng 500 em. Với mục tiêu hỗ trợ mang tính trọn gói, tổng thể, Dự án cũng đặt mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho khoảng 2.000 gia đình nghèo có trẻ lang thang, trẻ có nguy cơ cao; hỗ trợ tiếp cận giáo dục cơ bản và dịch vụ y tế cho 5.500 em, dạy nghề cho 1.500 em và hỗ trợ chăm sóc thay thế cho 500 em có hoàn cảnh đặc biệt.

Bên cạnh đó, các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét được tiến hành ở nhiều nơi không chỉ ở khu vực thành thị mà còn lan rộng ra các tỉnh khác. Các dự án hỗ trợ chăm sóc y tế cho người nghèo, dự án về sức khoẻ vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS của EU đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người nghèo, người đã và có thể có nguy cơ mắc dịch bệnh cao... Hiện EU đang dành khoản hỗ trợ 452.114 euro tài trợ Dự án "Nâng cao năng lực phát triển tổ chức và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng". Dự án kéo dài trong 4 năm được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thí điểm với kinh phí 151.114 euro (07-2007 - 04-2008); Giai đoạn chính (05-2008 - 2012) với kinh phí 301.000 euro. Dự án được triển khai tại 4 tỉnh miền núi phía Bắc: Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng với mục tiêu góp phần cải thiện điều kiện sống và sức khoẻ của những người dễ bị tổn thương nhất tại 4 tỉnh phía Bắc và góp phần vào mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.

Bên cạnh nguồn vốn ODA song phương của EU cho Việt Nam, các dự án của các tổ chức phi chính phủ thuộc các nước thành viên EU cũng góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ. Trong số đó có thể kể đến các dự án của tổ chức ActionAid - một trong những tổ chức phi chính phủ hoạt động tích cực nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo thông qua thúc đẩy quá trình trợ giúp những người nghèo khổ nhất và bị đẩy ra bên lề xã hội, trong đó phụ nữ và dân tộc thiểu số là hai đối tượng được quan tâm đặc biệt. Cho đến nay, sau 20 năm hoạt động tại Việt Nam, ActionAid đã có dự án trợ giúp hơn 100.000 hộ gia đình tại hơn 20 tỉnh thành [28].

Như vậy, người nghèo ở Việt Nam đã trực tiếp hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua trong đó có sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp của ODA. Đây là thực tế có tính thuyết phục cao đối với cộng đồng tài trợ quốc tế tiếp tục dành cho Việt Nam.

2.2.4. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Đẩy mạnh phát triển bền vững và giảm nghèo, trong khi vẫn tiếp tục hỗ trợ việc mở cửa nền kinh tế của Việt Nam và làm cho nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu là nội dung ưu tiên trợ giúp ODA của EU cho Việt Nam đối với các lĩnh vực liên quan đến thương mại.

Đến nay, nguồn vốn hỗ trợ của EU đã đóng góp rất nhiều vào việc giải quyết các thách thức cơ bản, giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và thực hiện một lịch trình cải cách trên diện rộng. Bên cạnh các thành tựu phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững, Việt Nam cũng có những bước tiến quan trọng trong hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đảm bảo các điều kiện của WTO. Thành tựu đáng kể nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là sau gần 12 năm đàm phán, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1 năm 2007. Song hành cùng tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam là Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (Multilateral Trade Assistance Project - MUTRAP), một biểu tượng của quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.

Dự án hỗ trợ chính sách thương mại đa biên là chương trình hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thương mại lớn nhất và dài nhất của Liên minh châu Âu dành cho chính phủ Việt Nam, được khởi đầu với Giai đoạn chuẩn bị (1998- 1999), tiếp nối với Dự án MUTRAP I (2001-2003), MUTRAP kéo dài (04- 2003 - 03-2004) MUTRAP Bắc cầu (08-2004 - 11-2004), MUTRAP II (2005- 2008) và hiện nay là MUTRAP III (2008-2012).

Từ giai đoạn chuẩn bị năm 1998 giúp đào tạo một số cán bộ làm công tác WTO, sau này nhiều người trở thành thành viên đoàn đàm phán Chính phủ, tới dự án MUTRAP I khởi động những nghiên cứu cơ bản đầu tiên của Việt Nam về thực trạng và giải pháp chính sách trong những lĩnh vực có liên quan đến đàm phán WTO như nông sản, thuỷ sản và các sản phẩm công nghiệp, phương thức giảm thuế; quy chế miễn trừ tối huệ quốc trong tự do hoá dịch vụ và đầu tư; đàm phán về trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp và cơ chế hỗ trợ trong nước; thực hiện các Hiệp định TBT/SPS…

Những kết quả này là tiền đề cho MUTRAP II tập trung hỗ trợ trực tiếp cho Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan của Việt Nam trong việc gia nhập WTO, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để khai thác cơ hội và thực hiện cam kết hội nhập. Giai đoạn II của MUTRAP, từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 6 năm 2008, đã hoàn thành các mục tiêu chính, bao gồm:

- Hỗ trợ Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết WTO;

- Giúp Việt Nam đánh giá, khai thác cơ hội và xử lý tác động có thể có từ việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế trong nước;

- Nâng cao nhận thức và sự sẵn sàng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế về WTO và các cam kết khi gia nhập WTO.

Trong đó, 27 hoạt động kỹ thuật của Dự án MUTRAP II chia làm 4 mảng hoạt động: Nông nghiệp; Dịch vụ; Minh bạch hoá các Rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT) và Các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (Sanitary and phytosanitary measures - SPS) và các hoạt động chung, đã hướng độ phủ tới mọi đối tượng, mọi thành phần kinh tế, và thông qua nhiều hình thức hoạt động, giúp các thành phần này nhận thức được tác động sâu rộng của WTO và sẵn sàng năng lực hội nhập. Đặc biệt, MUTRAP II không chỉ bó hẹp hoạt động ở Hà Nội, mà đã mở rộng đến các địa phương trong cả nước với các đối tượng hưởng lợi.

Trong lĩnh vực Nông nghiệp, bằng nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn ở nhiều tỉnh thành, 3 hoạt động AGRI-1, AGRI-2, AGRI-3 đã bao phủ gần như toàn bộ những tác động của WTO tới ngành nông nghiệp, ngành hàng được dự đoán là dễ tổn thương nhất sau WTO. Không chỉ rà soát các nghĩa vụ và cam kết của VN với hiệp định nông nghiệp từ đó đề xuất những thay đổi trong chính sách "hộp xanh" cho phù hợp với WTO, các hợp phần trong lĩnh vực nông nghiệp còn tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và thực phẩm xuất khẩu của Việt nam như: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hoá, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quy tắc xuất xứ, đồng thời, nghiên cứu các quy định của WTO về tương đương và công

nhận tiêu chuẩn lẫn nhau, hướng dẫn đàm phán các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau đối với hàng nông sản.

Ở mảng Dịch vụ, cả 5 hoạt động từ SERV-1 đến SERV-5 đều tập trung tới các vấn đề trong quy định của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), trong đó chủ yếu phân tích và đánh giá các tác động của các nghĩa vụ và cam kết GATS của Việt Nam; nghiên cứu các loại hình dịch vụ ngân hàng và ảnh hưởng của tự do hoá với ngành ngân hàng, hỗ trợ Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan rà soát hệ thống văn bản pháp quy, hỗ trợ soạn thảo và sửa đổi các luật cần thiết từ đó hỗ trợ thành lập cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp về GATS; đặc biệt là Hỗ trợ Tổng cục Thống kê thiết lập hệ thống thống kê thương mại và dịch vụ.

Trong hoạt động Minh bạch hoá SPS/TBT, MUTRAP II cũng đã nỗ lực từng bước giúp VN thực hiện tốt nghĩa vụ minh bạch hoá của mình trước các thành viên theo đúng cam kết gia nhập. Ngoài các hoạt động như tổ chức khảo sát thực tế tại châu Âu cho các cán bộ quản lý các Cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp về SPS và TBT, trợ giúp kỹ thuật và đào tạo về phân tích rủi ro hay rà soát và đánh giá hiệu quả của các công cụ minh bạch hoá, điểm nhấn nổi bật của hoạt động này mà MUTRAP đã thực hiện rất thành công là việc xây dựng cổng thông tin điện tử và hệ cơ sở dữ liệu về SPS và TBT, tự động hoá một số quá trình thực hiện trong quá trình thực thi hiệp định TBT cũng như SPS.

Tuy nhiên đa dạng nhất, phải kể đến những hoạt động phong phú, dưới nhiều hình thức, hướng tới nhiều đối tượng và nhiều lĩnh vực trong các hoạt động từ HOR-1 tới HOR-14 trong Hợp phần các hoạt động chung của MUTRAP II. Không chỉ tập trung chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật liên quan tới thương mại (hỗ trợ xây dựng văn bản pháp quy quản lý thị trường chứng khoán, xây dựng luật Bưu chính- Viễn thông …), rà soát giáo trình giảng dạy về Luật Thương mại Quốc tế và về WTO, các hoạt động trong hợp phần chung này còn tập trung sâu vào đào tạo và nâng cao nhận thức cho các bên hưởng lợi về kỹ năng đàm phán,

quy trình giải quyết tranh chấp thương mại và các biện pháp tự vệ trong khuôn khổ WTO, xuất bản sách, tài liệu giải thích cam kết WTO.

Sau thời gian dài đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là 1 năm sau khi gia nhập WTO, MUTRAP đã triển khai hoạt động HOR-9 - hoạt động nổi bật nhất của Hợp phần Hoạt động chung, nhằm đánh giá tổng thể tác động của hội nhập tới kinh tế và xã hội Việt Nam. Báo cáo cuối cùng của hoạt động HOR-9 MUTRAP II đã nhận được những đánh giá tốt nhất từ phía các chuyên gia trong và ngoài nước. MUTRAP II đã hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình ở một trong những giai đoạn quan trọng của nền kinh tế đất nước thời hội nhập: ngay trước và ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Và nay, với MUTRAP giai đoạn III, Liên minh châu Âu tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc thực thi các nghĩa vụ WTO, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để phát triển bền vững trong dài hạn.

Hiện nay, EU tiếp tục Dự án EU-VIỆT NAM MUTRAP III (2008- 2012) với ngân sách 10.670.000 euro, trong đó Liên minh châu Âu tài trợ 10.000.000 euro và chính phủ Việt Nam đóng góp 670.000 euro. Dự án được xây dựng trên cơ sở Chiến lược Quốc gia giữa Liên minh châu Âu và Việt

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 73)