Khách hàng (Customers/ Buyer) là các cá nhân và tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quan niệm hiện đại thì khách hàng còn bao gồm nhiều đối tượng khác như các nhà đầu tư, cơ quan quản lý…
Khách hàng là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nên nhân tố khách hàng và nhu cầu khách hàng quyết điịnh quy mô và cơ cấu nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. Do đó, yếu tố khách hàng quang trọng hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh nhất là việc nghiên cứu kỹ khách hàng của mình.
Khách hàng của Sagrifood theo thống kê là các đối tượng có thu nhập trung bình khá trong xã hội. Khách hàng tiêu thụ chính cho mặt hàng thịt tươi sống.
4.Nhà cung ứng :
Các nhà cung ứng (Supplier) là người mà doanh nghiệp có mối quan tâm quan hệ mật thiết với họ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Nhà cung ứng không
chỉ cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động cần thiết,… mà cung ứng về các dịch vụ thông tin đại chúng, quảng cáo tiếp thị- hậu mãi, vận chuyển…
Dịch bệnh bùng nổ hiện nay ở gia súc đã ảnh hưởng nguồn nguyên liệu trong nước. Chi phí nguyên liệu biến động ảnh hưởng về chất lượng, số lượng thị trường gia súc và giá cả gây nên ảnh hưởng rất lớn đến doanh số và lợi nhuận của công ty.
Dưới áp lực của nguồn nguyên liệu nhằm ổn định sản xuấtvà tránh sự biến động về giá cả nguyên vật liệu thì các doanh nghiệp cần có kế hoạch thu mua và tích trữ nguyên vật liệu sao cho hợp lý trước thị trường ngày càng biến động hiện nay.
3.2 Marketing Mix:
Marketing Mix là sự sắp xếp, phối hợp các yếu tố như: sản phẩm (Product), Giá (Price), Phân phối (place), chiêu thị cổ động (Promotion).
Marketing Mix được doanh nghiệp sử dụng tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt các mục tiêu đã hoạch định, triển khai cụ thể chiến lược Marketing vào phân khúc thị trường. Tập hợp 4 biến số cấu thành kế hoạch Marketing của Doanh nghiệp. Các biến số này hoạt động tương hỗ, quyết định của yếu tố này ảnh hưởng hoạt động của ba yếu tố còn lại. Mỗi thành tố có vai trò quang trọng như nhau. Nếu thị trường mục tiêu quang trọng việc sản phẩm phải được tổ chức tiêu thụ thế nào thì vấn đề phân phối là quang trọng nhất. Ngay cả khi chúng ta thừa nhận sự quang trọng của ba biến kia thì vấn đề phân phối vẫn quang trọng nhất.
3.3 Ma trận SWOT:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa giao lưu kinh tế- văn hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi và rủi ro trên thương trường đối với các doanh nghiệp cũng không nhỏ.
Phân tích SWOT không những có ý nghĩa với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
SWOT là tập hợp viết tắt chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Phân tích ma trận SWOT gồm 4 yếu tố
chính:
- S: Strengths- những điểm manh (ưu
thế, sở trường)
- W: Weekneses- Những điểm yếu
(nhược điểm)
- O: Oppurtunities- Những cơ hội (cơ
hội, dịp may)