- T: Threats Những de dọa (rủi ro và
3. Xí nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Nam Phong:
Xí nghiệp là tiền thân Xưởng chế biến thực phẩm Nam Phong được thành lập năm 1976 được đầu tư nâng cấp theo quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 8/5/2001, là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn.
Xí nghiệp có diện tích 7.789 m2, có nhiều thuận lợi để sản xuất bảo đảm thực phẩm theo tiêu chuẩn của Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng như được đặt vị trí cao nhất so với mặt bằng chung quanh khu vực, có hệ thống thoát nước chủ động và hiệu quả tránh úng lụt vào mùa mưa. Xí nghiệp đã nâng cấp nhà máy chế biến thực phẩm theo
công nghệ của Đức, áp dụng cả hai phương pháp công nghệ truyền thống kết hợp công nghệ nước ngoài.
Xí nghiệp có cơ sở giết mổ bán công nghiệp hoạt động do Trường Đại Học Nông Lâm thiết kế với công suất 300 con/đêm được công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời được sở Khoa học- công nghệ và Môi trường TP Hồ Chí Minh công nhận có hệ thống xử lý nước thải hoạt động đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Việc giết mổ gia súc tại xí nghiệp tuân theo quy trình một chiều trên dây chuyền giết mổ treo nhằm hạn chế tối đa sự vấy nhiểm vi sinh. Heo được nhận về từ các trại chăn nuôi heo sạch của công ty, qua thú y kiểm dịch cho tồn trữ 12 giờ trước khi giết mổ nhằm ổn định và không gây stress cho heo.
Công đoạn đầu tiên là gây choáng heo bằng kẹp điện, treo lên lấy huyết, chuyển sang bồn trụng, đánh lông, cắt đầu. Sau đó treo lên móc tách lòng cà làm sạch những lông còn sót bằng đèn khò. Tiếp theo là chẻ mảnh, làm sạch trước khi Thú y kiểm dịch, đóng dấu trước khi vận chuyển.
Heo pha lóc được vận chuyển trên các xe bảo ôn và treo móc để tránh nhiểm khuẩn. Nguồn thịt sạch tiếp tục được bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn thực phẩm của bộ Y tế, không sử dụng phụ gia bị cấm như hàn the, cũng như hạn chế tối đa chất bảo quản. Sản phẩm cuối cùng được bảo quản và vận chuyển trong nhiệt độ dưới 5 độ 0C trước khi đưa vào siêu thị và các tủ đông lạnh của các điểm bán lẻ.
Xí nghiệp có nhà máy chế biến thực phẩm theo quy trình công nghệ cao với trang thiết bị máy móc hiện đại được xây dựng theo tiêu chuẩn GMP.Sản phẩm xí nghiệp rất đa dạng và phong phú luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và ổn định nhờ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và HACCP, bao gồm 3 khu: khu nguyên liệu, khu chế biến, khu thành phẩm. Nguyên liệu được lấy từ xưởng giết mổ treo sau khi pha lóc được đưa qua khu chế biến gồm các công đoạn đưa vào máy xay, trộn gia vị tạo nhũ tương, đưa máy nhồi đình hình, máy xông khói và nấu. Khi nấu xong chuyển vào kho làm mát, kho giữ lạnh rồi đưa sang khâu đóng gói nhập vào kho thành phẩm.
Sự kết hợp của năm đơn vị: Thức ăn An Phú, Xí nghiệp heo giống cấp 1, Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước long, Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp và Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong tạo ra chuỗi quy trình khép kín từ khâu thức ăn, chăn nuôi giết
mổ, chế biến, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã tạo vị thế cạnh tranh cho công ty trước các đối thủ cạnh tranh hiện nay.
Với quy trình khép kín hiện đại như vậy, thịt heo Sagrifood đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, uy tín và xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng.
4.2.2.3 Hệ thống và thị phần của các đối thủ cạnh tranh:Công ty Vissan: Công ty Vissan:
Với phương thức kinh doanh linh hoạt, tinh thần sẵn sàng hợp tác và quan tâm đến quyền lợi của đối tác kinh doanh. Công ty Vissan là doanh nghiệp đang dẫn đầu trong việc cung cấp thịt heo, trâu, bò và rau củ quả tại thị trường TP Hồ Chí Minh. Vissan đã xây dựng một mạng lưới hệ thống phân phối bao gồm: Chi nhánh tại Hà Nội, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, mạng lưới kinh doanh rộng khắp Vissan đang chiếm vị trí tốt trên thị trường cũng như tâm lý người tiêu dùng gồm 10 trung tâm chuyên doanh thực phẩm tươi sống ở các quận, hơn 50 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, 245 sạp tại chợ, 215 điểm bán lẻ,hơn 1000 đại lý trên cả nước và quản lý trên 300 điểm bán tại các chợ đầu mối.
Bảng 4.4: Sản Lượng Thực Phẩm Của Công Ty Vissan
Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006
Sản lượng (Tấn) Sản lượng (Tấn) Sản lượng (Tấn) Sản lượng (Tấn)
TP Tươi Sống 34.890 36.160 40.262 45.654
TP Chế Biến 5750 7.995 9.523 10.314
Tổng Cộng 40.640 44.155 49.785 55.968
Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nhìn vào bảng từ năm 2004 đến năm 2007 sản lượng thực phẩm tươi sống lẫn chế biến tăng nhanh theo từng năm. Và hướng tới năm 2008 mỗi ngày Công ty cung cấp trên thị trường bình quân 150 tấn thực phẩm tươi sống và 50 tấn thực phẩm chế biến. Công ty hiện có 3000 cán bộ Công Nhân Viên với hệ thống dây chuyền giết mổ (Công suất giết mổ 400 con và 60 con bò một giờ, các phân xưởng sản xuất – chế biến cùng 3 xí nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến kinh doanh rau củ quả và chăn nuôi heo. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa, công ty hoàn tất thủ tục chuyển sang công ty cổ phần trong năm 2008, tạo điều kiện tiếp tục phát triển và làm chủ thị trường hướng tới xuất khẩu sang thị
Hình 4.5 : Cấu trúc hệ thống phân phối của công ty Vissan
Nguồn: Phòng Kinh Doanh.
Công ty Chăn Nuôi CP Việt Nam:
Công ty CP nay đang hoàn thiện hệ thống phân phối và mở rộng hệ thống với: 50 cửa hàng ở TP Hồ Chí Minh và các chợ đầu mối. Nhờ lợi thế của hệ thống chăn nuôi hoàn chỉnh, CP tổ chức hệ thống chăn nuôi 2 điểm: chăn nuôi heo nái sinh sản và heo sau cai sữa với yêu cầu xa khu dân cư, xa trại chăn nuôi khác và cách ly môi trường bên ngoài nên cắt đứt nguy cơ truyền bệnh, dể quản lý và tác động giải pháp kỹ thuật.
CP mỗi ngày cung cấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh đến 1.500 con heo. Mạng lưới bán lẻ có 16 cửa hàng CP Fresh Mart và ba hệ thống siêu thị nhưng khách hàng mà CP có được là thương lái và chủ sạp bán sỉ thịt heo tại các chợ. Do đó CP thu hút khách chủ yếu vào giá rẻ và lượng cung cấp ổn định.
Hình 4.6: Cấu trúc hệ thống phân phối của công ty CP Việt Nam
CÔNG TY
CH TP
QUẬN GTTPCH ĐL BÁN SĨ SIÊU THỊ BÁN LẺĐIỂM
ĐIỂM
BÁN LẺ BÁN LẺĐIỂM BÁN LẺĐL HÀNG KSNHÀ
Nguồn: Phòng Kinh Doanh
4.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng:
Trong bối cảnh “lạm phát” các nguyên nhân tăng giá, việc nhà sản xuất kinh doanh tìm ra những yếu tố để giữ giá, giảm giá bán chính là cơ hội để họ tìm được chổ đứng nơi người tiêu dùng và mở rộng thị phần. Chính vì thế các nhà kinh doanh đã nhận ra cơ hội này nên đối thủ cạnh tranh tiềm năng là vấn đề đặt biệt quan tâm nếu không doanh nghiệp sẽ bị mất thị phần trên thị trường của mình.
Ngoài thương hiệu lớn của cả nước là Công ty Vissan mỗi ngày đưa ra thị trường 20 tấn thịt heo và Công ty chăn nuôi CP Việt Nam là đơn vị đang quản lý đàn heo gồm 50.000 heo nái và 1 triệu heo con. mỗi ngày CP cung cấp ra thị trường 1.500 con heo, 40 tấn thực phẩm chế biến.
Thị trường xuất hiện nhiều đối thủ mới như: Sanmiguel, D&F, heo Hương Thảo… đang tìm cơ hội giàng thị phần để đáp ứng nhu cầu thịt heo ngày càng gia tăng 20-30% qua các năm, bình quân nhu cầu người dân TP HCM khoảng 9.000-10.000 con heo (mỗi con trung bình 90kg).