Chiến lược phân phối:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG SAGRIFOOD CỦA CÔNG TY CN VÀ CBTP SÀI GÒN TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 61)

- T: Threats Những de dọa (rủi ro và

c) Thịt D&F:

4.3.4 Chiến lược phân phối:

Phân phối là hoạt động có liên quan đến việc tổ chức điều hành và vận chuyển hàng hoá vượt qua thời gian và không gian từ kết thúc sản xuất đến lúc khách hàng cuối cùng nhận được sản phẩm.

Phân phối giúp chuyển đổi quyền sở hữu sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ, có thể qua các khâu trung gian khác nhau thông qua kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Việc phân phối góp phần gia tăng sự thoả mãn khách hàng vì vậy hệ thống phân phối của công ty càng rộng, hoạt động càng thông suốt thì công ty càng có khả năng vươn đến nhiều khách hàng và bán được nhiều hàng hơn.

Với mục tiêu mang lại sự tiện lợi khi khách hàng có nhu cầu tìm mua các thực phẩm tươi sống của Sagrifood bao gồm cả thị trường Tp. HCM và các tỉnh thành. Hầu hết các thị trường này, sản phẩm tươi sống được đưa đến người tiêu dùng thông qua các trung gian như: siêu thị, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, trường học, Metro…

Kênh phân phối trực tiếp:

Kênh phân phối trực tiếp là các khách hàng trong hệ thống siêu thị, các bếp ăn thuộc trường học, các bộ nhân viên và đơn vị thành viên thuộc Tổng Công Ty… Kênh phân phối trực tiếp này đơn giản nhất. Bởi vì kênh phân phối trực tiếp này làm đơn giản các công đoạn để trực tiếp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mặt khác ưu điểm của Kênh phân phối này là tiếp cận trực tiếp được các khách hàng nên nắm bắt được nhu cầu cũng như nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng; Công ty có thể tránh được các mâu thuẫn tiềm năng có thể xảy ra giữa công ty và các nhà bán lẽ, các đại lý hoặc siêu thị… Công ty không phải trả các mức chiết khấu cho trung gian mà còn thu được tiền ngay, không tốn nhiều chi phí cho thuê nhân viên bán hàng, mặt bằng, máy móc thiết bị bảo quản và lưu trữ...

Nhưng hiện nay cách phân phối trực tiếp của công ty chỉ chiếm 25% trong toàn bộ hệ thống phân phối của công ty. Cách phân phối này thì công ty không thể tiêu thụ tối đa các sản phẩm sản xuất ra và có thể bỏ xót các khách hàng tiềm năng, khách hàng tiềm năng ở xa không thể tiếp xúc với sản phẩm. Do đó, công ty cần có chính sách để định hướng mở rộng phát triển kênh này hơn nữa để sản phẩm tươi sống Sagrifood có thể đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng đúng lúc, đúng chổ, đúng số lượng một cách nhanh chóng.

Kênh phân phối gián tiếp:

Kênh phân phối này chiếm 80% trong toàn bộ hệ thống phân phối nên số lượng sản phẩm cuả kênh phân phối này bán ra nhiều. Mạng lưới phân phối tổ chức thông qua các trung gian đó là:

• Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty:

Tập trung đa số TPHCM khoảng 11 cửa hàng, trong đó bao gồm cửa hàng tạp hoá, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng hợp tác. Tuy nhiên hệ thống cửa hàng bán sản phẩm Sagrifood còn quy mô nhỏ lẽ, mới khai trương nên vẫn còn ít khách hàng biết đến, nhiều cửa hàng chỉ bán duy nhất thịt tươi sống, mặt bằng nhỏ hẹp không đủ diện tích để trưng bày và giới thiệu, chổ đậu xe chật chội gây bất tiện cho khách hàng.

Tại các cửa hàng này thì ngoài chức năng chính là bán sản phẩm Sagrifood, cửa hàng còn kinh doanh các mặt hàng khác để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và các bà nội trợ có thể đến mua hàng. Ví dụ như Cửa hàng hợp tác Rau sạch VGreenFood có bán kèm các loại rau, quả (chanh, ớt, tỏi, hành…), gia vị, phụ kiện kèm theo…Như vậy, các điểm của cửa hàng bán sản phẩm Sagrifood nâng cao hơn nữa sự chuyên nghiệp và phải đáp ứng được tính tiện lợi, đáp ứng thói quen mua hàng của người nội trợ.

• Hệ thống đại lý:

Hệ thống này hiện nay công ty đang có 5 đại lý tại thị trường TP HCM được phân bố khắp thị trường TP HCM và đa số các đại lý này là đại lý cấp 2 và đại lý cấp 3.

• Hệ thống siêu thị và đại siêu thị:

Hiện nay các sản phẩm của công ty mặt ở nhiều siêu thị TP HCM cũng như hệ thống Coop mart, Big C, Metro, Vinatext, Siêu thị Hà Nội, Maxi mart, Citi mart, Siêu thị Văn Lang…Trong đó, doanh số của hệ thống tại Metro chiếm 15- 20% doanh số bán

hàng ( chủ yếu bán Thịt heo mảnh, Gà nguyên con…), tỷ trọng bán hàng của hệ thống Coop Mart chiếm cao nhất gần 30% doanh số bán hàng qua siêu thị.

Bảng 4.10: Các Khách Hàng Của Công Ty CN và CBTP Sài Gòn

Nhóm Số Lượng Tỷ lệ (%) 1 Nhóm Siêu Thị 42 66% - Coop Mart 18 - Metro 8 - Big C 4 - Vinatext 3 - Siêu thị Hà Nội 2 - Maxi Mart 3 - Citi Mart 3

- Siêu thị Văn Lang 1

2 Nhóm Nhà Sách 7 11%

3 Nhóm Cửa Hàng 15 23%

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tại hệ thống các siêu thị sản phẩm bán nhiều do khách hàng nhiều nên thuận tiện để công ty quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Mặc dù hệ thống phân phối lớn nhưng lại không bao phủ còn rải rác và chưa tập trung. Số lượng hàng hóa phân bổ cho các siêu thị còn ít và không phân bổ nay đủ các loại mặt hàng như: Coop Mart chỉ có thực phẩm tươi sống (thịt heo, thịt gà), xúc xích, giò thủ, giò lụa…; ở Citi Plaza thỉ có thịt chế biến như chả giò, xúc xích; ở cửa hàng All Mart bán thực phẩm tươi sống (heo,bò, gà), nhiều mặt hàng chế biến; cửa hàng VGFood chỉ bán thịt tươi sống…Do hệ thống phân phối hàng hoá của công ty chưa liên tục và đồng đều nên gây khó khăn cho người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm nên Công ty cần có kế hoạch phát triển sản phẩm đồng đều, nhất quán để mang đến cho khách hàng sự tiện lợi mua sắm.

Nguồn: Phòng kinh doanh

Hình 13: Sơ đồ kênh phân phối của Công ty CN & CBTPSG

Nguồn: Phòng kinh doanh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG SAGRIFOOD CỦA CÔNG TY CN VÀ CBTP SÀI GÒN TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w