- T: Threats Những de dọa (rủi ro và
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1 Môi trường kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các loại thực phẩm. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thu nhập của người dân cao, đời sống vật chất được đảm bảo thì nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe càng được chú trọng và quan tâm hơn.
Trong những năm gần nay, sự phát triển tốc độ cao của nền kinh tế đã tác động tích cực đến sự phát triển của Doanh Nghiệp.
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm
Đvt: % Năm Cả nước Thành phố 2003 7.34 11.2 2004 7.69 11.7 2005 8.4 12.2 2006 8.17 12.5 2007 8.5 12.6 Nguồn: Tổng cục thống kê Các chuyên gia dự báo và phân tích cho rằng trong những năm tới tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng có thể tăng cao dự đoán vào năm 2008 sẽ là 7.2 % (do Viện Quản Lý Kinh Tế T.Ư công bố 8/5/2008). Sự phát triển khả quan của nền kinh tế cũng tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp cũng như ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm.
• Tỷ lệ lạm phát:
Một trong các nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam hiện nay đó là giá lương thực – thực phẩm và giá dầu thế giới đang tăng cao trong các năm gần nay. Do hai hàng hóa này là những sản phẩm ngoại thương chủ đạo của Việt Nam và đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu CPI.
Nguyên nhân nữa là tăng trưởng kinh tế liên tục đòi hỏi lượng tiền đưa vào lưu thông tăng lên tương ứng. Chênh lệch mức tăng cung tiền và tăng tổng sản phẩm quốc
gia (GDP) trở nên quá lớn thì áp lực lạm phát xảy ra. Đó cũng là một lý do để giải thích tại sao lạm phát Việt Nam cao hơn hẳn các nước khác.
Năm 2007 Lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lên đến 12.6%, cũng là mức cao nhất kể từ năm 1997. Tổng cục thống kê đưa ra dự báo tiêu dùng năm 2008 sẽ tăng 8.5%, sẽ cao hơn năm 2007 là 0.2% và lạm phát khoảng 19.4 %.
Hình 6: Biểu đồ lạm phát qua các năm
Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 mỗi năm so với tháng 12 năm trước.
Nguồn: Tổng cục thống kê