- T: Threats Những de dọa (rủi ro và
S- CÁC ĐIỂM MẠNH
4.8.3 Những đề xuất:
Công ty Chăn Nuôi và Chế Biến Thực Phẩm Sài Gòn được sự chỉ đạo nhiệt tình và sáng suốt của Đảng Ủy, Hội Đồng quản trị, Ban Tổng Giám Đốc Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn.
Việc sát nhập các đơn vị với nhau tạo ra quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu lựa chọn con giống thức ăn, chăn nuôi, giết mổ, chế biến và đưa ra sản phẩm thị trường tiêu thụ.
Các đề xuất những biện pháp hoàn thiện chiến lược phân phối:
Để đánh giá là một công ty chuyên gia hàng đầu về cung cấp giống heo cao sản góp phần cải thiện năng suất chất lượng ngành nuôi heo Việt Nam và cam kết cung cấp thực phẩm sạch vì sức khoẻ cộng đồng. Công ty đã không ngừng đầu tư phát triển sản phẩm qua các kênh phân phối đòi hỏi nhiều công sức, thời gian. Vì vậy việc xác định đúng chiến lược kinh doanh trong đó chiến lược phát triển nâng cấp kênh là rất cần thiết.
- Định hướng chiến lược nâng cấp kênh:
Với mục tiêu phân phối theo chiều rộng và chiều sâu đảm bảo sản phẩm có sự thu hút, thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của công ty. Công ty cần có những biện pháp hoàn thiện và nâng cấp kênh phân phối như sau:
+ Đẩy mạnh phát triển kinh doanh:
Bao gồm việc tạo dựng các mạng lưới kênh phân phối bao phủ rộng khắp, lựa chọn các mặt hàng chủ đạo phân phối ở các cửa hàng cũng như hoàn thiện cách trưng bày sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cũng phải thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cửa hàng và đưa các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
• Tập trung vào các cửa hiệu chiến lược.
• Phân loại cửa hiệu hợp. Rà soát đánh giá các cửa hiệu tiềm năng có định hướng phát triển kinh doanh tốt, vị thế đẹp để nâng cấp thành cửa hiệu trọng điểm nhằm thu hút lượng người mua cao và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
• Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp trên tinh thần hai bên cùng có lợi kết hợp với chính sách chiết khấu và chính sách hổ trợ khách hang hợp lý, hấp dẫn.
+ Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp:
Được thực hiện một cách triệt để từ nhân viên đến cấp quản lý thông qua các chương trình tuyển dụng, các khoá huấn luyện bài bản và đưa ra các chế độ đánh giá và khen thưởng một cách hợp lý.
• Tại các khu vực trung tâm hay thành phố lớn chúng ta cần phải tổ chức đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp phục vụ cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Phát triển
kênh phân phối theo hướng là mỗi nhân viên phụ trách một nhóm khách hàng riêng biệt do đó họ nắm được đặc tính riêng biệt của khách hàng mình được phụ trách, biết được sản phẩm nào phù hợp cho khách hàng, trưng bày ra sao…thuận lợi cho công ty phát triển sản phẩm và quản lý từng nhóm khách hàng.
• Nâng cấp và hoàn thiện đội ngũ nhân sự:
- Đối với cấp lãnh đạo cần phải tạo động lực cho nhân viên cống hiến hết sức mình. - Tổ chức đội ngũ giám sát bán hàng và nhân viên bán hàng theo hướng công nghiệp hoá.
- Thay đổi công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới theo hướng tuyển đúng người ngay từ đầu, đào tạo theo năng lực.
- Cung cấp các công cụ hỗ trợ nhân viên bán hang như tờ rơi sản phẩm nhằm nâng cao kiến thức về sản phẩm cho nhân viên giúp nhân viên tự tin hơn khi chào hàng.
- Tổ chức nhân viên ghé thăm các cửa hàng, ghé thăm đúng lịch trình nhằm tiết kiệm thời gian, không bỏ sót cửa hàng tạo thói quen cho các cửa hàng và nhân viên bán hàng có sự chuẩn bị tốt hơn.
+ Tạo lập hệ thống phân phối vững mạnh:
Tìm kiếm các nhà phân phối cũng như các nhà phân phối gắn bó trung thành và thực sự vững mạnh.
- Có chính sách tuyển chọn nhà phân phối thật bài bản và thống nhất.
- Nâng cao nghiệp vụ cho nhà phân phối như trong việc quản lý hàng hóa, theo dõi tồn kho, ứng dụng vi tính hóa trong việc quản lý bán hàng.
- Thống nhất mức chiết khấu thị trường cho các nhà phân phối.
- Thiết lập mối quan hệ với các nhà phân phối. Xây dựng chính sách khuyến mãi, chiết khấu hấp dẫn nhằm làm tăng cường sự trung thành của các nhà phân phối, nhanh chóng giải quyết thắc mắc và khiếu nại cùng nhau tháo gỡ những khó khăn mà nhà phân phối gặp phải.
Nhận định hệ thống phân phối hàng hóa hiện nay:
Phát triển kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới đang đặt nền kinh tế trước những cơ hội mới, đồng thời đối diện với những thách thức to lớn không những trên thị trường quốc tế nói chung mà ngay cả thị trường trong nước.
Trong cuộc cạnh tranh này, hệ thống phân phối hàng hóa với vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng có vai trò tác động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất và lợi ích người tiêu dùng nên bản thân hệ thống phân phối hàng hóa đã và đang trở thành lĩnh vực kinh doanh mang lại tính cạnh tranh cao.
Hiện nay hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta đã phát triển tương đối mạnh về số lượng và quy mô, bước đầu thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhân dân, tác động tích cực đến quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, Hệ thống phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động còn kém hiệu quả, chi phí cao và nhiều tầng nấc…
Trước sức ép cạnh tranh gay gắt của tự do hóa thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống phân phối hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam được đặt ra như một nhu cầu bức xúc của thực tế quản lý kinh tế của nước ta.
CHƯƠNG V: