Chiến lược giá:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG SAGRIFOOD CỦA CÔNG TY CN VÀ CBTP SÀI GÒN TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 57)

- T: Threats Những de dọa (rủi ro và

c) Thịt D&F:

4.3.2 Chiến lược giá:

Giá cả là vũ khí cạnh tranh sắc bén trong thị trường. Xây dựng được chiến lược giá là điều kiện cực kỳ quang trọng đảm bảo công ty có thể xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Có nhiều yếu tố quyết định đến giá: Yếu tố bên trong như chi phí, mục tiêu… Yếu tố bên ngoài như độ co giãn cầu, giá cả của sản phẩm cạnh tranh…

Giá cả đóng vai trò quang trọng đối với hoạt động kinh doanh công ty. Giá cả ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

Giá bán = CP sản xuất + CP bán hàng + % Mức lợi nhuận mong muốn.

Giá bán một số thịt sạch nhãn hiệu Sagrifood: Giá bán bao gồm thuế VAT (10%)

Hiện tại, giá bán thịt heo “sạch” (được giêt mổ theo đúng quy trình) trên thị trường cao hơn giá bán thịt heo thường khoảng 8%, thịt heo được thực hiện theo mô hình khép kín có giá bán cao hơn 17% - 20% so với thịt heo thường.

Chính sách giá công ty đưa ra linh hoạt theo từng thời điểm có thể thay đổi tuỳ vào lượng cung cầu thị trường mã công ty đưa một mức giá sao cho phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, Sản phẩm thịt sạch nhãn hiệu Sagrifood còn nằm trong giai đoạn giới thiệu (hay

còn gọi giai đoạn “phôi thai”) còn mới trên thị trường nên công ty đã kết hợp giá thấp để dễ thâm nhập thị trường đồng thời khuyến mãi ở mức độ thấp nhằm giảm bớt chi phí. Giá công ty đưa ra hiện nay thấp rất ít so với đối thủ cạnh tranh do thương hiệu còn mới và chưa đủ mạnh để được khách hàng quan tâm, vì vậy công ty cần tăng cường áp dụng nhiều chính sách giá khác và có các chiến lược khuyến mãi nhẵm mở rộng thị phần và tiếp cận hơn nữa khách hàng mục tiêu của mình.

Công ty đang áp dụng hai mức giá khác nhau cho hình thức bán buôn với số lượng lớn và bán lẻ tại các cửa hàng liên doanh, cửa hàng hợp tác của công ty. Hai mức giá này chênh lệch nhau 8%-11%. Mặt khác, do giá thành sản phẩm phụ thuộc vào giá cả nguyên liệu nên giá bán của công ty cũng được điều chỉnh khi giá thị trường thay đổi theo từng thời điểm (thường tăng mạnh vào dịp lễ, Tết…). Đồng thời, Công ty còn đưa ra nhiều phương thức thanh toán nhanh phù hợp kèm theo chiết khấu hoa hồng cho khách hàng.

Bảng 6: So sánh giá bán một số mặt hàng của Vissan và Sagrifood

ĐVT: đồng/kg

Mặt hàng Giá bán Sagrifood Giá bán Vissan Chênh lệch

1 Đùi có da 76000 75000 1000 2 Đùi vai 72000 70000 2000 3 Cotlet 80000 84000 -4000 4 Chân giò 65000 58000 7000 5 Sườn non 87000 89000 -2000 6 Sườn già 67000 68000 -1000 7 Xương ống 64000 65000 -1000 8 Thăn bò 151000 148000 3000 9 Bắp bò 120000 124000 -4000

Nguồn: Điều tra tổng hợp. Nhìn vào bảng trên ta thấy mức giá của Sagrifood và Vissan đều cao hơn giá thị trường, giá của 2 thương hiệu không chênh lệch nhiều cao nhất là 4000 đồng và thấp nhất là 1000 đồng, giá cao thì mang lợi nhuận cao cho công ty nhưng giá cao chỉ đánh vào người tiêu dùng có thu nhập khá và cao. Do đó sản phẩm sẽ không cạnh tranh được với các sản phẩm có giá thấp hơn của các đối thủ cạnh tranh đang xuất hiện trên thị trường. Giá

cao một mặt khẳng định thêm giá trị sản phẩm, đánh giá thương hiệu của công ty. Hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh và thực phẩm sạch cho mọi người được chú trọng nên nhiều công ty, đối thủ cạnh tranh phát triển mô hình sản phẩm sạch phục vụ tiêu dùng và thị hiếu người tiêu dùng thì giá cả cao là yếu tố quang trọng để người tiêu dùng xem xét lựa chọn để mua sản phẩm. Vì vậy công ty cần có chiến lược giá linh hoạt phù hợp từng giai đoạn và thời điểm nhất định.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG SAGRIFOOD CỦA CÔNG TY CN VÀ CBTP SÀI GÒN TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w