Áp lực cạnh tranh:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG SAGRIFOOD CỦA CÔNG TY CN VÀ CBTP SÀI GÒN TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 52)

- T: Threats Những de dọa (rủi ro và

c) Thịt D&F:

4.2.2.6 Áp lực cạnh tranh:

+ Áp lực cạnh tranh nhà cung cấp:

Số lượng và quy mô nhà cung cấp quyết định đến áp lực cạnh tranh, nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra thì khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp cũng ảnh hưởng đến áp lực cạnh tranh.

Nguồn nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm tươi sống và hàng chế biến của Công ty Chăn Nuôi và Chế Biến Thực Phẩm Sài Gòn phụ thuộc rất nhiều vào các đơn vị hạch toán phụ thuộc, cụ thể là các Xí nghiệp chăn nuôi heo cung cấp (Xí chăn nuôi heo Phước Long, Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp…)

Trong nền kinh tế phát triển và thời kỳ lạm phát tăng cao như hiện nay thì giá cả nguyên liệu thức ăn và thức ăn thành phẩm cho gia súc tăng cao so năm 2007 như sau:

- Tháng 1/ năm 2007: 3.374 đ/kg - Tháng 12/ năm 2007:4.654 đ/kg

- Các loại nguyên liệu như: cám, gạo, bắp hạt, khoai mì lát, bã đậu nành tăng từ 50% thậm chí đến 100%.

Điều này làm cho công tác chăn nuôi heo gặp khó khăn về giá thành nguyên vật liệu thức ăn cung cấp cho gia súc, chi phí sản xuất tăng lên từ đó làm giá cả thịt tươi sống tăng giá trong thời gian vừa qua.

Mặt khác, Thị trường tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu Sagrifood vẫn chưa được nhiều khách hàng biết đến, một phần là do sản phẩm mang nhãn hiệu mới và công tác quảng bá sản phẩm của công ty chưa thực sự chú trọng. Giá cả là một khía cạnh mà tiêu dùng rất quan tâm, giá cả không ổn định chưa hoàn toàn chủ động trước sự cạnh tranh gay gắt với các trang trại tư nhân và các công ty nước ngoài ngày càng quyết liệt nên sản phẩm của công ty chưa đứng vững trên thị trường.

+ Áp lực cạnh tranh sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm và dịch vụ thay thế những sản phẩm, dịch vụ tương ứng có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm, dịch vụ trong ngành.

Hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn biến trên cả nước hết sức phức tạp: dịch cúm gia cầm đang tái phát, chăn nuôi heo có bệnh F.M.D (lở mồm long móng) chưa được khống chế, ổ dịch PRRS (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) tái bùng phát khắp nơi gây nhiều thiệt hại cho người nuôi mà còn làm tâm lý người tiêu dùng ức chế sử dụng sản phẩm của công ty, làm giảm mức tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng lo sợ sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác thay thế như: dùng các thực phẩm chế biến sẵn, cá, các loại hải sản, rau củ quả…gây nên áp lực rất nhiều đối với công ty và các đối thủ cạnh tranh khác.

+ Áp lực cạnh tranh đối thủ tiềm năng:

Theo M-Porter, đối thủ tiềm năng là các đối thủ các doanh nghiệp chưa hoặc đã có mặt trong ngành nhưng họ có thể gây áp lực lớn và ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Họ có thể có nguồn vốn kinh doanh mạnh, vốn tài chính nhiều, nắm giữ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến hoặc họ đang nắm một hệ thống phân phối mạnh, có khách hàng trung thành lớn, thương hiệu uy tín trên thị trường…

Hình 4.7: Số Lượng Thực Phẩm Tươi Sống Tiêu Thụ Hàng Ngày

Sản Phẩm Số lượng (kg) Tỷ lệ (%)

Sagrifood 145000 24%

Vissan 130000 21%

San miguel 65000 11%

Khác 150000 25%

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Vì vậy Công ty phải nghiên cứu và theo dõi đối thủ cạnh tranh để kịp thời có phương pháp chiến lược thay đổi linh hoạt và khéo léo trong nền kinh tế hiện nay gồm đối thủ cạnh tranh lớn như: Vissan, CP và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Sammiguel, Hương Thảo, D&F…

Hình 4.8: Biểu Đồ Cơ Cấu Sản Phẩm Tươi Sống Tiêu Thụ Hàng Ngày

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG SAGRIFOOD CỦA CÔNG TY CN VÀ CBTP SÀI GÒN TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w