5. Kết cấu Luận văn
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ? - Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ?
- Những giải pháp nâng cao cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2014 và chiến lược đến năm 2020?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong Luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tượng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh. Từ đó, công tác tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; cơ chế quản lý tài chính; tổ chức bộ máy, trình độ chuyên môn; công tác kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị...
2.2.2.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
ến đầu của tỉnh, được UBND tỉnh công nhận và xếp hạng là Bệnh viện Đa khoa hạng I.
Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh liên tục tăng qua các năm do Bệnh viện chủ trương áp dụng các kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện đại trong công tác KCB và đội ngũ cán bộ, y bác sỹ có trình độ cao, hết lòng vì người bệnh. Do đó, trong giai đoạn vừa qua nguồn thu của bệnh viện tăng nhanh chóng giúp giảm tải
gánh nặng cho ngân sách nhà nước và gia tăng tính tự chủ cho bệnh viện trong việc triển khai các hoạt động KCB.
chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ .
Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý (như Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế), đơn vị y tế chuyên môn, phòng ban chức năng: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, các bệnh viện huyện
.
Tài liệu thu thập được gồm:
- Các chủ trương, chính sách của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế ban hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSN y tế công lập.
- Các văn bản (Nghị định, Thông tư, công văn), tài liệu hướng dẫn về việc thực hiện, áp dụng cơ chế tự chủ tài chính trong các ĐVSN y tế công lập.
- Số liệu thực tế về việc thực hiện công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2009-2013.
- .
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập
nhật thông tin giúp côn .
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3.1. Phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể
được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo cơ cấu nguồn thu, lập dự toán chi, phân bổ, trích lập các quỹ, các cơ chế kiểm tra kiểm soát tài chính... Phương ph
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
2.2.3.2. Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
2.2.3.3. Đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là biểu đồ hình cột.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định
cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...
2.2.4.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ 5 năm với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về các nguồn thu, các khoản chi, tình hình phân bổ thu chi, trích lập các quỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ... theo thời gian bao gồm:
* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: i yi y1 ; i 2, 3,... Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.
Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y
Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y
Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu 2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác tự chủ tài chính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ qua thời gian, so sánh với chính mình cũng như với các đơn vị y tế công lập khác trong địa phương.
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch; + So sánh qua các giai đoạn khác nhau; + So sánh các đối tượng tương tự;
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động KCB của đơn vị
- Số lượng giường bệnh, số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh (nội trú, ngoại trú) qua từng năm.
- Tổng số ngày điều trị.
- Công suất sử dụng giường bệnh, số ngày điều trị trung bình.
2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá công tác tự chủ tài chính tại đơn vị
- Cơ cấu nguồn thu, sự biến động nguồn thu qua các năm.
- Cơ cấu các khoản chi, lập dự toán chi và sự biến động nguồn chi qua các năm. - Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi, tình hình trích lập các quỹ.
- Tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, mức biến động thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Khái quát về bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1968 với tên gọi là Bệnh viện Cán bộ, trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển với nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau, từ chỗ chỉ có hơn một trăm giường bệnh buổi ban đầu với trang thiết bị máy móc cũ kỹ lạc hậu, hiệu quả KCB không cao, đến nay đã trở thành bệnh viên đa khoa hạng I, quy mô 1300 giường bệnh với 960 cán bộ, y, bác sỹ. Trong đó có 300 bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học trở lên, đảm bảo cơ cấu, số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân.
Hàng ngày, Bệnh viện tiếp đón trung bình từ 800 - 1000 lượt người đến khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình 1000 -
. S
. Ngày điều trị trung bình đã được rút ngắn đáng kể (năm 2009 là 6,8 ngày, năm 2013 là 5,5 ngày).
* Chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viên Đa khoa Tỉnh Phú Thọ có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Cấp cứu, khám bệnh, phục hồi chức năng
+ Tiếp nhận tất cả mọi trường hợp người bệnh từ ngoài vào thẳng Bệnh viện hoặc từ tuyến dưới chuyển lên cấp cứu, KCB nội trú và ngoại trú.
+ Giải quyết hầu hết các bệnh tật trong huyện, thị mà Bệnh viện chịu trách nhiệm chữa trị bao gồm các bệnh về nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa và các chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt.
+ Tổ chức khám sức khỏe (KSK), khám giám định y khoa, giám định pháp y khi Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật yêu cầu, tổ chức KSK và cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
+ Phục hồi chức năng.
- Đào tạo cán bộ y tế
+ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trung học và sơ học cho tỉnh.
+ Phối hợp, tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên trong bệnh viện, các cơ sở y tế huyện và xã, đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học y học
+ Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học cấp bộ và cấp cơ sở về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
+ Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
+ Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến từ các tuyến trên, các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành nhằm nâng cao kỹ thuật của Bệnh viện.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
+ Lập kế hoạch chỉ đạo, hỗ trợ bệnh viện huyện và phòng khám đa khoa khu vực nhằm từng bước phát triển kỹ thuật chuyên môn;
+ Thông báo nhận xét về KCB của tuyến dưới để rút kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ; phối hợp với bệnh viện huyện, các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn mà Bệnh viện chịu trách nhiệm.
- Phòng bệnh
+ Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện và hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, xử lý chất thải bệnh viện.
- Hợp tác quốc tế
Hợp tác với các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước để không ngừng phát triển Bệnh viện.
- Quản lý kinh tế y tế
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn NSNN cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, BHYT, BHXH.
* Cơ cấu Tổ chức, nhân sự của bệnh viện
- Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. - Các phòng chức năng gồm: 7 phòng chức năng.
- Các khoa chuyên môn gồm: 31 khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
Bảng 3.1: Quy mô nhân sự của bệnh viện giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: người
Trình độ Năm
2009 2010 2011 2012 2013 Trình độ chuyên môn
Thạc sỹ 11 15 21 25 32
Bác sỹ chuyên khoa I+II 22 25 43 58 65
Bác sỹ 131 149 165 180 194
Dược sỹ đại học 3 4 6 8 12
Đại học, cao đẳng điều dưỡng 129 147 166 181 208
Điều dưỡng trung cấp 145 168 212 237 258
Kỹ thuật viên đại học, cao đẳng 9 11 19 25 29
Kỹ thuật viên trung cấp 19 25 36 40 43
Nữ hộ sinh đại học, cao đẳng 4 6 9 11 13
Nữ hộ sinh trung cấp 8 12 18 24 28 Dược sỹ trung cấp 20 25 33 38 42 Đại học, cao đẳng khác 18 23 31 39 43 Trung cấp khác 6 8 11 15 16 Lao động khác 5 7 13 17 19 Tổng cộng 530 625 783 898 1002 Trình độ đào tạo 1. Trên Đại học 33 40 64 83 97 - Thạc sỹ 11 15 21 25 32
- BS chuyên khoa I+II 22 25 43 58 65
2. Đại học 294 340 396 444 499
- Bác sỹ 131 149 165 181 194
- Dược sỹ đại học 3 4 6 8 12
- Đại học điều dưỡng 129 147 166 180 208
- Kỹ thuật viên đại học 9 11 19 25 29
- Nữ hộ sinh đại học 4 6 9 11 13
- Đại học khác 18 23 31 39 43
3. Dƣới đại học 203 245 323 371 406
- Điều dưỡng trung cấp 145 168 212 237 258
- Kỹ thuật viên trung cấp 19 25 36 40 43
- Nữ hộ sinh trung cấp 8 12 18 24 28
- Dược sỹ trung cấp 20 25 33 38 42