Tình hình thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 58)

5. Kết cấu Luận văn

3.2.3.Tình hình thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ tại Bệnh viện

Là ĐVSNCL tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, theo quy định của Nhà nước, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được phép xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở pháp lý cho các nội dung chi hoạt động thường xuyên của đơn vị. Đơn vị có thể xây dựng các định mức chi đảm bảo các hoạt động thường xuyên của đơn vị có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức chi hiện hành của Nhà nước. Nội dung chủ yếu của Quy chế chi tiêu nội bộ như sau:

3.2.3.1. Chi cho con người

* Tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương:

Căn cứ vào nguồn thu tài chính hàng năm, Bệnh viện xây dựng tổng quỹ tiền lương cho cán bộ viên chức trong năm theo quy định của Nhà nước. Tổng quỹ tiền lương dùng để chi trả gồm: lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo quy định của Nhà nước, tiền công, tiền lương tăng thêm theo quy định của Bệnh viện.

- Tiền lương cơ bản và phụ cấp lương của cán bộ viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn theo hệ số lương và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định được Bệnh viện đảm bảo chi trả hàng tháng gồm:

+ Lương cơ bản theo hệ số ngạch bậc; + Phụ cấp chức vụ hưởng theo chức danh;

+ Phụ cấp ưu đãi ngành đối với cán bộ viên chức là bác sỹ, dược sỹ, y tá, nữ hộ sinh... các ngạch công chức y tế trực tiếp tiếp xúc với người bệnh;

+ Phụ cấp trách nhiệm đối với những việc theo quy định;

+ Phụ cấp trực thanh toán theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức ngành y tế. Riêng phẫu thuật, thủ thuật thanh toán theo Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức ngành y tế (khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế về việc thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg, thì Bệnh viện sẽ thực hiện chi trả theo đúng qui định). Về làm việc thêm giờ căn cứ theo Thông tư số 07/2003/TTLT-BYT-BTC-BNV ngày 15/01/2003 để thanh toán cho cán bộ, viên chức, theo chức trách được giao, theo yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn phát sinh được Giám đốc phê duyệt.

3.2.3.2. Thanh toán công tác phí

Căn cứ vào chế độ thanh toán công tác phí hiện hành được áp dụng theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính qui định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thanh toán tiền phương tiện đi công tác:

Người đi công tác được thanh toán tiền phương tiện đi lại bao gồm: Vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan để di chuyển đến nơi công tác và theo chiều ngược lại. Trường hợp Bệnh viện cử cán bộ đi công tác và cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đến công tác đã bố trí phương tiện vận chuyển thì người đi công tác không được thanh toán khoản chi phí này.

Chứng từ và mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Thăm quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay.

Căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao, Giám đốc xem xét duyệt cho cán bộ, công chức được thanh toán phương tiện đi công tác bằng phương tiện máy bay, tàu hoả, xe ô tô hoặc phương tiện thô sơ bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả (cán bộ đi công tác trong nước nếu được Giám đốc quyết định cho đi bằng phương tiện máy bay được thanh toán lượt đi và lượt về theo giá vé Nhà nước qui định, phải có quyết định của Giám đốc).

- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác: Cán bộ, công chức được Bệnh viện cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo một trong hai hình thức sau:

+ Thanh toán theo hình thức khoán:

Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: Mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/người.

Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh: Mức khoán tối đa không quá 250.000 đồng/ngày/người.

Đi công tác tại các vùng còn lại: Mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/ngày/người.

+ Thanh toán theo hoá đơn thực tế: Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán nêu trên thì được thanh toán theo giá

thuê phòng thực tế (có hoá đơn hợp pháp) do Giám đốc duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:

Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa không quá 900.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

Đi công tác ở các vùng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa không quá 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng).

+ Chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ gồm:

Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Giám đốc duyệt số lượng ngày cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú) và hoá đơn hợp pháp (trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế).

Trong trường hợp cán bộ, công chức đi công tác đến nơi cơ quan, đơn vị đã bố trí được chỗ nghỉ không phải trả tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ. Nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đã được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị Bệnh viện thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã thanh toán Bệnh viện đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo qui định của pháp luật về cán bộ, công chức.

3.2.3.3. Hỗ trợ đi học

Các đối tượng được cơ quan có thẩm quyền quyết định cử đi học (không áp dụng với đối tượng tự xin đi học theo nguyện vọng cá nhân để nâng cao trình độ) được hỗ trợ theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/09/2010 của Bộ Tài chính, quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và Quyết định số

2641/2009/QĐ-UB ngày 10/9/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức cho người đi học và chính sách thu hút cán bộ về làm việc tại Bệnh viện cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định mức hỗ trợ Bác sỹ đi học sau đại học: Nghiên cứu sinh, Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Bác sỹ nội trú; ngoài tiền hỗ trợ theo định mức của UBND tỉnh, sẽ được Bệnh viện hỗ trợ thêm định mức cụ thể cụ thể như sau:

+ Nghiên cứu sinh: Hỗ trợ trong 03 năm đầu, mỗi tháng 05 triệu đồng.

+ Bác sỹ chuyên khoa cấp II, bác sỹ nội trú: Hỗ trợ trong 02 năm đầu, mỗi tháng 02 triệu đồng.

- Định mức hỗ trợ thu hút bác sỹ về làm việc tại Bệnh viện: Bác sỹ, bác sỹ sau đại học về làm việc tại Bệnh viện ngoài tiền hỗ trợ theo định mức của UBND tỉnh, sẽ được Bệnh viện hỗ trợ thêm định mức cụ thể cụ thể như sau:

+ Đối với bác sỹ đa khoa hệ 06 năm tốt nghiệp loại giỏi: Hỗ trợ 30 triệu đồng. + Đối với tiến sỹ y khoa: Hỗ trợ 300 triệu đồng.

+ Đối với bác sỹ chuyên khoa cấp II, bác sỹ nội trú: Hỗ trợ 200 triệu đồng. - Định mức hỗ trợ cho thạc sỹ y khoa và bác sỹ chuyên khoa cấp I của tỉnh ngoài về công tác tại Bệnh viện: Mức hỗ trợ 30 triệu đồng.

3.2.3.4. Chế độ chi tiêu tiếp khách, tổ chức các hội nghị, hội thảo

- Căn cứ theo Thông tư Số: 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài Chính và Quyết định số2427/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.

- Đối với khách nước ngoài: Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Y tế Phú Thọ.

- Đối với khách trong nước đến làm việc tại Bệnh viện:

+ Chi nước uống: Mức chi tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày. /suất.

3.2.3.5. Sử dụng điện, nước, xăng, dầu

- Về sử dụng điện, nước:

+ Thực hiện tiết kiệm, ra tắt vào mở, không sử dụng điện của Bệnh viện để làm việc riêng.

+ Các bể nước lắp van phao chống tràn, đóng mở nước theo giờ hợp lý, đảm bảo đủ nước; điện cho hoạt động của Bệnh viện.

+ Phòng Hành chính - Quản trị, xây dựng nội quy sử dụng điện, nước cho tất cả các khoa phòng để làm căn cứ tiết kiệm.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tới từng buồng bệnh, khoa phòng, ai vi phạm nội quy sử dụng điện, nước phải xử lý nghiêm khắc theo quy định.

- Về sử dụng xăng, dầu:

+ Phòng Hành chính - Quản trị phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán xây dựng định mức xăng, dầu cụ thể đối với việc sử dụng xe ô tô, máy phát điện, đốt rác thải y tế.

+ Việc xuất, nhập kho xăng, dầu phải được thực hiện đồng thời giữa 3 bên: Người sử dụng, thủ kho hành chính quản trị và Phòng Tài chính - Kế toán.

+ Phòng Tài chính - Kế toán, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng xăng, dầu theo định mức.

Lưu ý: Việc sử dụng điện, nước, xăng, dầu phải đảm bảo tiết kiệm tối thiểu được 10% (căn cứ vào số lượng người bệnh, số km sử dụng xe, số kg rác thải y tế thực tế/tháng, có so sánh với năm 2013).

3.2.3.6. Sử dụng xe ô tô

Căn cứ theo các quy định hiện hành về tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô trong cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp:

Đối với cán bộ quản lý (Giám đốc, Phó giám đốc) đi công tác cách trụ sở nơi làm việc từ 15km trở lên đợc bố trí xe, đi ngoài tỉnh được sử dụng xe cơ quan, khi đi phải có lệnh điều xe của Phòng Hành chính - Quản trị. Phòng Hành chính - Quản trị phải mở sổ theo dõi giám sát số km thực tế trên đường đi công tác, tránh lợi dụng làm việc cá nhân. Phòng Hành chính - Quản trị xây dựng định mức xăng dầu tuỳ theo tình trạng thực tế của từng xe, bảo dưỡng xe theo định kỳ của nhà sản xuất.

Trường hợp đi công tác theo đoàn, Giám đốc Bệnh viện xem xét tình hình thực tế, đồng ý điều động xe cơ quan phục vụ công tác để đảm bảo tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho công tác.

3.2.3.7. Thanh toán cước phí điện thoại công vụ

- Máy điện thoại cố định tại phòng làm việc của Giám đốc, thanh toán cước phí điện thoại theo hoá đơn thực tế của Bưu điện thành phố nhưng tối đa không quá 180.000đ/tháng/máy.

- Đối với máy điện thoại di động của Giám đốc thanh toán hàng tháng không quá 400.000 đ/tháng. Đối với máy điện thoại di động của Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa không quá 400.000 đ/tháng.

- Đối với máy điện thoại di động của các Trưởng khoa (Khoa có giường bệnh dưới 30 giường; được thanh toán cước phí điện thoại di động 130.000đ/tháng); Các Trưởng khoa (có giường bệnh trên 30 giường bênh) và các Trưởng phòng được thanh toán mức cước phí điện thoại di động 180.000đ/tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các máy điện thoại cố định đặt tại phòng làm việc các phòng chức năng dùng để giao dịch công việc cơ quan được thanh toán cước phí hàng tháng: 90.000đ/tháng/máy. Riêng Phòng Vật tư - Thiết bị y tế, Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, phòng Điều dưỡng, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Chỉ đạo tuyến, Khoa Dược, Khoa Tư vấn và chăm sóc sức khỏe gia đình: 180.000đ/tháng. Số máy còn lại đặt tại các khoa phòng khác được thanh toán: 40.000đ/tháng. Riêng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Khoa Cấp cứu, Khoa Gây mê hồi sức được thanh toán: 90.000đ/tháng. Số tiền vượt so với định mức chi thì các khoa, phòng phải có trách nhiệm tự thanh toán.

- Máy điện thoại đặt tại phòng Văn thư chỉ phục vụ cho hoạt động của Bệnh viện, nghiêm cấm các cá nhân sử dụng gọi việc riêng. Nếu phòng Văn thư để cho các cá nhân đến sử dụng phải thanh toán tiền cước phí điện thoại.

3.2.3.8. Sử dụng văn phòng phẩm

- Hàng tháng, Phòng Hành chính - Quản trị căn cứ vào số lượng người bệnh xây dựng định mức văn phòng phẩm, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng cho từng khoa phòng hoạt động đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

- Về photocoppy, in ấn tài liệu: Những văn bản cần in ấn, photo phải được Ban Giám đốc hoặc Trưởng phòng Hành chính - Quản trị duyệt số lượng, vào sổ theo dõi, cuối tháng tổng hợp thanh toán giấy mực với Phòng Tài chính - Kế toán.

Lưu ý:

+ Phòng Hành chính - Quản trị phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng văn phòng phẩm ở các khoa, phòng để đảm bảo tiết kiệm tối thiểu được 10% (căn cứ vào số lượng người bệnh thực tế/ tháng, có so sánh với năm trước).

+ Cá nhân khoa, phòng nào sử dụng lãng phí hoặc Phòng Hành chính - Quản trị không kiểm tra giám sát để xẩy ra việc lãng phí sẽ bị trừ vào thu nhập tăng thêm hàng tháng.

3.2.3.9. Thanh toán chi phí nghiệp vụ thường xuyên

Ưu tiên mua thuốc, vật tư dạng thuốc, chăn màn chiếu quần áo, vật rẻ tiền mau hỏng, trang phục bảo hộ lao động cho người lao động, ấn chỉ văn phòng phẩm... phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.3.10. Chi mua sắm tài sản, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất

Căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn, nguồn kinh phí được bố trí, Giám đốc Bệnh viện quyết định việc mua sắm, sửa chữa và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dựa trên cơ sở đề nghị của các khoa, phòng; của Hội đồng Khoa học; của Hội đồng thuốc và điều trị. Việc mua sắm, đầu tư phải đảm bảo tính cấp thiết, hiệu quả; ưu tiên các vị trí phục vụ trực tiếp cho người bệnh (bộ phận Khoa Khám bệnh, buồng bệnh…) và thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

3.2.3.11. Hoạt động dịch vụ

Trong tổ chức hoạt động dịch vụ phải đảm bảo các nguyên tắc: thu đủ bù chi có tích luỹ.

- Đối với khoản thu phí khám, chữa bệnh theo yêu cầu, giường bệnh nằm theo yêu cầu tại Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, mức thu và hạch toán độc lập theo đúng dự án đã được UBND tỉnh Phú Thọ chấp thuận.

- Đối với các dịch vụ khác căn cứ vào Nghị định 43; Nghị định 85/2012/NĐ-

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 58)