5. Kết cấu Luận văn
4.2.3. Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả các khoản chi
Cơ chế quản lý tài chính đóng vai trò quyết định trong việc khai thác các nguồn thu tài chính, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả. Đổi mới cơ chế tài chính của ngành y tế để tạo điều kiện cho các cơ sở y tế công lập hoạt động và phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao tính minh bạch, nâng cao y đức của thầy thuốc, phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe
ngày càng tăng và đa dạng của người dân, tạo nguồn tài chính để thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2011 - 2018.
- Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản chi
Bệnh viện cần rà soát lại quy trình quản lý và hoạt động chuyên môn, trên cơ sở đó cắt giảm các chi phí không cần thiết. Quản lý chi tiêu nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng của cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công. Hiệu quả quản lý chi tiêu ở đơn vị thể hiện số kinh phí tiết kiệm được sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản phải nộp khác theo quy định. Để nâng cao hiệu quả quản lý các khoản chi, tăng tỷ lệ tiết kiệm chi có thể thực hiện một số giải pháp sau:
+ Rà soát, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị: Quy chế chi tiêu nội bộ phải có tầm nhìn xa, bao quát hết nguồn thu và các nội dung, định mức chi. Nguồn thu, mức thu, nguồn chi và định mức chi phải được xây dựng cụ thể phù hợp với thực tế của Bệnh viện. Ngoài định mức thu chi thì Quy chế chi tiêu nội bộ cũng cần phải xây dựng được mức khoán chi quản lý hành chính, định mức tiêu hao vật tư của các loại trang thiết bị y tế. Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện càng cụ thể, chi tiết và bao quát được toàn bộ các chi tiêu thì quá trình quản lý chi tiêu càng dễ dàng, thuận lợi góp phần đảm bảo tiết kiệm chi của đơn vị.
+ Công tác lập dự toán phải có sự phối hợp chặt chẽ của các khoa, phòng chuyên môn có như vậy dự toán của đơn vị mới phản ánh hết các nguồn thu, nhiệm vụ chi và phù hợp với thực tế việc cấp phát, thanh toán phải có sự kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo đúng dự toán, đúng nguyên tắc và đúng mục đích.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch tại Bệnh viện
Quyền tự chủ cho Bệnh viện cần đi đôi với việc phát huy dân chủ, thực hiện tốt Quy chế dân chủ để tăng cường việc giám sát, chất vấn của chính cán bộ Bệnh viện đối với lãnh đạo Bệnh viện. Bệnh viện cần thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo tính công khai trong tài chính Bệnh viện đối với cả người bệnh (công khai dịch vụ, công khai giá...) và đối với cán bộ, viên chức. Việc thực hiện công khai tài chính trong đơn vị bao gồm các nội dung sau:
+ Công khai tiêu chuẩn định mức, chế độ chi tiêu để cán bộ, viên chức nắm bắt kịp thời và thực hiện;
+ Công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển HĐSN;
+ Công khai phương án chi trả thu nhập tăng thêm và khen thưởng cho cán bộ, viên chức trong cơ quan.
Lãnh đạo Bệnh viện chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cán bộ, viên chức về quyết định của mình.
- Xây dựng định mức chi theo đặc thù của ngành y tế
Cần làm rõ các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi nào các đơn vị được xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ tăng hoặc giảm so với chế độ do Nhà nước quy định. Cụ thể đối với ngành y tế, việc trang bị, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chỉ nên quy định đối với xe dưới 16 chỗ phục vụ quản lý; còn xe cứu thương dùng để vận chuyển, cấp cứu bệnh nhân thì coi như trang thiết bị y tế; Xe vận chuyển, đưa đón bệnh nhân theo dịch vụ thì nên coi là trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của đơn vị không theo định mức xe phục vụ công tác quản lý; chế độ phụ cấp trực 24/24h, chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính - Bộ Y tế quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện.